Video giảng địa lí 10 chân trời bài 14: Đất

Video giảng địa lí 10 chân trời bài 14: Đất. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 14: ĐẤT

Chào các em, chúc mọi người một buổi học tràn đầy năng lượng và niềm vui!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được khái niệm về đất; phân biệt được lớp vỏ phong hoá và đất.
  • Trình bày được các nhân tố hình thành đất; liên hệ được thực tế địa phương.
  • Phân tích hình ảnh, sơ đồ về các nhóm đất.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Đất là một trong những thành phần tự nhiên xuất hiện muộn nhất trên Trái Đất, nhưng nó đã và đang tham gia một cách tích cực vào các quá trình tự nhiên, đóng vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Vậy, đất là gì và đất được hình thành từ những nhân tố nào?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu về đất và lớp vỏ phong hoá

Em hãy nhận biết các tầng đất và nêu khái niệm đất?

Video trình bày nội dung:

- Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. 

- Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.

- Vỏ phong hoá là lớp sản phẩm vụn thỏ ở phần trên cùng của vỏ Trái Đất, kết quả của các quá trình phong hóa làm đá và khoáng vật bị biến đổi.

II. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT

Nội dung 1. Đá mẹ

Em hãy cho cô biết, đá mẹ là gì?

Video trình bày nội dung:

- Tất cả các loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phong hoá của đá gốc. Những sản phẩm phong hoá đó được gọi là đá mẹ. Đất hình thành trên những loại đá mẹ khác nhau sẽ không giống nhau về thành phần khoáng vật, cấu trúc, tính chất lí hoá và cả màu sắc.

Nội dung 2. Địa hình

Theo em, địa hình có tác động như thế nào tới đất?

Video trình bày nội dung:

- Địa hình tác động đến sự hình thành đất thông qua yếu tố độ cao, độ dốc và hướng địa hình. Càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm, quá trình phong hoá đá diễn ra chậm, dẫn đến quá trình hình thành đất yếu. 

- Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến tốc độ xói mòn đất, nên những nơi bằng phẳng thường có tầng đất dày hơn nơi địa hình dốc. Hướng sườn núi khác nhau nhận được lượng nhiệt ẩm không giống nhau, làm cho đất ở các sườn núi cũng có nhiều khác biệt.

…………….

Nội dung video bài 14: Đất còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác