Video giảng địa lí 10 chân trời bài 13: Nước biển và đại dương
Video giảng địa lí 10 chân trời bài 13: Nước biển và đại dương. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 13: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Xin chào tất cả các em, chúng ta đã sẵn sàng bắt đầu bài học chưa?
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương.
- Giải thích được hiện tượng sóng biển và thuỷ triều.
- Trình bày được chuyển động của các dòng biển trong đại dương.
- Nêu được vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế – xã hội.
- Phân tích được bản đồ và hình vẽ về thuỷ quyển.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Các biển và đại dương chiếm khoảng 97,5% lượng nước của thuỷ quyền. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển được kí ngày 10 – 12 – 1982 coi biển và đại dương là di sản chung của nhân loại. Vậy, biển và đại dương có ý nghĩa như thế nào đối với thực tiễn đời sống?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tính chất của nước biển và đại dương
Các em hãy cho cô biết các biển và đại dương có nhiệt độ và độ muối thay đổi như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nước biển và đại dương là khoảng 17°C.
- Nhiệt độ thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác.
+ ở Xích đạo là 27 – 29°C,
+ ở ôn đới là 15 – 16°C,
+ ở hàn đới là dưới 1C,
+ Ở các biển, nhiệt độ trung bình trên bề mặt cũng rất khác nhau: Biển Đen là 26°C, biển Ban-tích (Baltic) là 17C, biển Ba-ren (Barents) là 3°C,...
- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35 ‰. Độ muối là do nước sống hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
- Độ muối của nước biển thay đổi tùy thuộc vào lượng nước sông chảy vào biển, độ bốc hơi và lượng mưa.
Nội dung 2. Sóng biển và thủy triều
Nhắc đến sóng biển và thủy triều chắc hẳn trong chúng ta ai cũng thấy quen thuộc. Vậy em có biết sóng biển và thủy triều được hình thành như thế nào không?
Video trình bày nội dung:
a. Sóng biển
- Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Gió là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sóng. Sức gió thổi mạnh, thời gian tồn tại dài và diện tích mặt biển, đại dương lớn thì sóng biển càng lớn.
- Khi xuất hiện động đất ở ngoài biển và đại dương có thể gây ra sóng thần. Do cường độ sóng lớn nên sóng thần có sức tàn phá mạnh, gây thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng con người.
b. Thuỷ triều
- Thuỷ triều là hiện tượng mực nước biển dao động theo chu kì và biên độ nhất định do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất. Thuỷ triều ở nhiều nơi có thể lên tới 10 – 18m, thuỷ triều ở vùng ôn đới cao hơn vùng nhiệt đới.
- Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn nhất – triều cường. Ngược lại, khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất vuông góc thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất – triều kém. Mỗi ngày thuỷ triều lên xuống hai lần gọi là bán nhật triều, chỉ lên xuống một lần gọi là nhật triều hoặc triều có ngày lên xuống một lần, có ngày lên xuống hai lần (gọi là triều không đều).
…………….
Nội dung video bài 13: Biển và đại dương còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.