Video giảng địa lí 10 chân trời bài 20: Cơ cấu dân số

Video giảng địa lí 10 chân trời bài 20: Cơ cấu dân số. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 20: CƠ CẤU DÂN SỐ

Mến chào các em học sinh thân yêu!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được các loại cơ cấu dân số; cơ cấu sinh học (tuổi và giới), cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hoá).
  • Giải thích được một số hiện tượng về dân số trong thực tiễn.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Sự phân chia tổng số dân của một nước hay một vùng thành các nhóm, các bộ phận theo một biểu thức đặc trưng nhất định gọi là cơ cấu dân số. Cơ cấu dân số của các nước trên thế giới không giống nhau. Vậy vì sao cơ cấu dân số khác nhau giữa các quốc gia?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Cơ cấu dân số theo giới tính

Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nội dung đầu tiên cơ cấu dân số theo giới tính nhé! Em hãy cho cô biết cơ cấu dân số theo giới tính là gì? Theo em, cơ cấu dân số theo giới có tác động đến những khía cạnh nào?

Video trình bày nội dung:

- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực, châu lục. 

- Cơ cấu dân số theo giới tác động tới sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia.

Nội dung 2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi

Em hãy cho cô biết cơ cấu dân số theo độ tuổi được chia thành mấy loại? Em có biết sức sản xuất cao nhất của xã hội tập trung ở nhóm tuổi nào không?

Video trình bày nội dung:

- Dựa vào khoảng cách tuổi, thông thường cơ cấu dân số theo tuổi được chia thành hai loại: 

+ Độ tuổi có khoảng cách đều nhau: có thể là 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm (khoảng cách 5 năm được sử dụng nhiều hơn). 

+ Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau và thường chia thành 3 nhóm tuổi gồm 0 – 14 tuổi, 15 – 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.

- Căn cứ vào tỉ lệ dân số của ba nhóm tuổi trên, các nước trên thế giới có thể chia thành nước có cơ cấu dân số già hay cơ cấu dân số trẻ.

- Để biểu hiện cơ cấu sinh học của dân số, người ta thường sử dụng tháp dân số. Có ba kiểu tháp dân số cơ bản: kiểu mở rộng, kiểu ổn định và kiểu thu hẹp:

+ Kiểu mở rộng (tháp hình tam giác): tháp dân số có dáng nhọn, đáy rộng, càng lên phía đỉnh tháp càng hẹp lại; thể hiện tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh, phần lớn dẫn thuộc nhóm tuổi trẻ.

+ Kiểu ổn định (tháp hình chuông); tháp dân số có dạng nhọn, song có chiều cao lớn hơn; thể hiện tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp, tuổi thọ trung bình đang tăng dần. 

+ Kiểu thu hẹp (tháp hình nấm): tháp dân số không còn dáng nhọn, đầy tháp hẹp lại; sự chênh lệch về độ rộng giữa đáy và đỉnh tháp không đáng kể; thể hiện tỉ suất sinh và tử đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.

…………….

Nội dung video bài 20: Cơ cấu dân số còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác