Video giảng địa lí 10 chân trời bài 24: Cơ cấu nền kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Video giảng địa lí 10 chân trời bài 24: Cơ cấu nền kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 24: CƠ CẤU KINH TẾ, MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Chào mừng các em đến với bài học, cô rất hào hứng cùng các em khám phá hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được khái niệm cơ cấu kinh tế; phân biệt được các loại cơ cấu kinh tế: theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.
- Phân tích được sơ đồ cơ cấu kinh tế.
- So sánh được một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng thu nhập quốc gia (GNI), GDP và GNI bình quân đầu người.
- Liên hệ được một số tiêu chỉ đánh giá sự phát triển kinh tế ở địa phương.
- Vẽ được biểu đồ cơ cấu kinh tế và nhận xét, giải thích.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Theo em, cơ cấu kinh tế là gì? Ngoài cơ cấu kinh tế, còn có những tiêu chí nào để đánh giá sự phát triển kinh tế?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Khái niệm
Em hãy giải thích cơ cấu kinh tế là gì?
Video trình bày nội dung:
- Cơ cấu kinh tế là tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành tổng thể nền kinh tế.
- Nội dung của cơ cấu kinh tế là:
+ Tập hợp các bộ phận (thành phần) hợp thành.
+ Các bộ phận có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định.
Nội dung 2. Phân loại cơ cấu kinh tế
Em hãy chi biết cơ cấu kinh tế gồm những bộ phận nào? Em hãy trình bày đặc điểm của từng bộ phận.
Video trình bày nội dung:
- Cơ cấu kinh tế gồm ba bộ phận cơ bản hợp thành: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.
+ Cơ cấu ngành kinh tế: là tập hợp tất cả các ngành hình thành nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng với nhau.
Cơ cấu ngành là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia ra thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.
+ Cơ cấu thành phần kinh tế: được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế này có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.
+ Cơ cấu lãnh thổ: là một bộ phận của nền kinh tế, là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Dựa vào quy mô lãnh thổ sẽ có các cấp: toàn cầu và khu vực, quốc gia, các vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia.
………………………
Nội dung video bài 24: Cơ cấu kinh tế, Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.
BÀI 25: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP,
THUỶ SẢN
Mến chào các em học sinh thân yêu!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được vai trò, đặc điểm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Em hãy cho cô biết ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Vai trò, đặc điểm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Em nghĩ sao về vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đối với đời sống? Em hãy trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Video trình bày nội dung:
- Vai trò:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm và làm sản cho nhu cầu xã hội; cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; sản xuất ra các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước.
+ Tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
+ Góp phần khai thác tốt các điều kiện sẵn có về tự nhiên, kinh tế – xã hội ở mỗi vùng, quốc gia.
+ Giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Đặc điểm:
+ Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất của ngành thuỷ sản. Vì vậy, trong sản xuất cần phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất trong sản xuất.
+ Đối tượng của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là cây trồng và vật nuôi.
+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thường có tính mùa vụ.
+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chịu tác động của điều kiện tự nhiên.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
Nội dung 1. Vị trí địa lí
Em nhận xét gì về ảnh hưởng của vị trí địa lí tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản?
Video trình bày nội dung:
- Ảnh hưởng đến sự phân bố của hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Nội dung 2. Điều kiện tự nhiên
Em hãy cho cô biết những nhân tố nào của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản?
Video trình bày nội dung:
- Địa hình với các yếu tố như dạng địa hình, độ cao, độ dốc,... sẽ ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Đất đai với các yếu tố như quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất sẽ ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.
- Khí hậu với các yếu tố như chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,... sẽ tác động đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.
- Nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thuỷ sản.
- Các điều kiện thời tiết (bão, áp thấp nhiệt đới,..) ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác thuỷ sản trên biển.
- Sinh vật là nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.
Sinh vật là nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.
………………………
Nội dung video bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.