Slide bài giảng toán 3 cánh diều bài: Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo)
Slide điện tử bài: Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 3 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp theo)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV đưa ra bài toán: Viết biểu thức tính tất cả số bút chì trong mỗi hình.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Khởi động
- Bài học và thực hành
- Luyện tập
BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Hoạt động: Giới thiệu biểu thức có dấu ngoặc và hình thành quy tắc tính giá trị của biểu thức có đến hai dấu phép tính và có dấu ngoặc
- Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
- Tuy các số tham gia phép tính và các phép tính trong hai biểu thức đều giống nhau nhưng do biểu thức thứ hai có dấu ngoặc nên giá trị của hai biểu thức khác nhau.
=> Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, tính được giá trị của biểu thức.
Yêu cầu: GV tổ chức các nhiệm vụ, yêu cầu HS lần lượt thực hiện;
- Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1
- Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2
Nội dung ghi nhớ:
Bài tập 1:
a) 80 – (30 + 25) = 80 – 55
= 25
Giá trị của biểu thức là 80 – (30 + 25) là 25.
b) (72 - 67) x 8 = 5 x 8
= 40
Giá trị của biểu thức(72 - 67) x 8 là 40.
c) 50 : (10 : 2) = 50 : 5
= 10
Giá trị của biểu thức 50 : (10 : 2) là 10.
Bài tập 2: 1 + 4 = 5
Mỗi túi có 5 quyển truyện và vở
5 x 10 = 50
10 túi có 50 quyển truyện và vở.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Tính 56 - (35 - 16)
A. 39. B. 37. C. 40. D. 21.
Câu 2: Tính (6 + 5) x 8
A. 55. B. 66. C. 88. D. 22.
Câu 3: Cho biểu thức 56 : (45 - 38) x 2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức đó là
A. Nhân, chia, trừ. B. Trừ, chia, nhân.
C. Trừ, nhân, chia. D. Chia, trừ, nhân.
Câu 4: Một đoàn xe có 54 học sinh đi học tập trải nghiệm di chuyển bằng 2 xe ô tô nhỏ và 1 ô tô to. Biết rằng mỗi xe ô tô nhỏ chở 7 học sinh, số học sinh còn lại đi xe ô tô to. Nêu biểu thức tính số học sinh đi xe ô tô to.
A. Biểu thức tính số học sinh đi xe ô tô nhỏ là 2 × 7.
B. Biểu thức tính số học sinh đi xe ô tô to là 54 - 2 × 7.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Câu 5: Một đoàn xe có 54 học sinh đi học tập trải nghiệm di chuyển bằng 2 xe ô tô nhỏ và 1 ô tô to. Biết rằng mỗi xe ô tô nhỏ chở 7 học sinh, số học sinh còn lại đi xe ô tô to. Số học sinh đi xe ô tô to là
A. 40 học sinh. B. 41 học sinh.
C. 44 học sinh. D. 47 học sinh.
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: C
Câu 5: A