Slide bài giảng toán 3 cánh diều bài: Thực hành xem đồng hồ

Slide điện tử bài: Thực hành xem đồng hồ. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 3 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

XEM ĐỒNG HỒ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV sử dụng mô hình đồng hồ và yêu cầu HS: Kim giờ chỉ 8 giờ; kim phút chỉ các số 12, 3, 6 đọc là gì?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM: 

  • Khởi động 
  • Bài học và thực hành 
  • Xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 12 đến số 6
  • Xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 6 đến số 12
  • Thực hành 
  • Luyện tập 

BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 12 đến số 6

Mục tiêu: HS biết cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 12 đến số 6.

Hoạt động 2: Xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 6 đến số 12

- GV chốt lại:

+ Khi kim giờ đứng ở vị trí giữa hai số thì đọc giờ theo số bé hơn (riêng trường hợp giữa số 12 và số 1 thì đọc giờ theo số 12).

+ Thông thường, chúng ta có hai cách đọc giờ: đọc giờ hơn và đọc giờ kém. 

- Giờ hơn là các thời điểm khi kim phút chỉ chưa qua số 6, tính theo chiều kim đồng hồ. Ví dụ: 8 giờ, 8 giờ 5 phút, 7 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút. 

- Giờ kém là các thời điểm khi kim phút chỉ quá số 6 (từ số 7 đến số 11), tính theo ngược chiều kim đồng hồ. Ví dụ 8 giờ kém 25 phút, 7 giờ kém 20 phút, 10 giờ kém 5 phút. 

Hoạt động 3: Thực hành

Mục tiêu: HS đọc được đồng hồ trong hình chỉ mấy giờ, biết cách xoay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng giờ theo yêu cầu.

Yêu cầu: GV tổ chức các nhiệm vụ, yêu cầu HS lần lượt thực hiện;

  • Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1
  • Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Nội dung ghi nhớ:

Bài tập 1:

+ Đồng hồ màu hồng: 7 giờ 10 phút.

+ Đồng hồ màu tím: 4 giờ 15 phút.

+ Đồng hồ màu xanh da trời: 11 giờ 25 phút.

+ Đồng hồ màu cam: 10 giờ 30 phút hay 10 giờ rưỡi.

+ Đồng hồ màu xanh lá cây: 12 giờ 50 phút hay 1 giờ kém 10.

+ Đồng hồ màu nâu: 1 giờ. 

Bài tập 2: Xoay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:

a) 3 giờ 25 phút

b) 7 giờ 50 phút

c) 11 giờ kém 20 phút

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS ôn tập lại kiến thức đã học về xem đồng hồ; biết cách xem giờ. Yêu cầu: GV tổ chức các nhiệm vụ, yêu cầu HS lần lượt thực hiện;

  • Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1
  • Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2
  • Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

Nội dung ghi nhớ:

Bài tập 1:

XEM ĐỒNG HỒ

Bài tập 2: 

+ Đồng hồ màu xanh da trời: 5 giờ 30 phút.

+ Đồng hồ màu cam: 11 giờ 45 phút (12 giờ kém 15 phút).

+ Đồng hồ màu xanh lá cây: 16 giờ 50 phút (4 giờ 50 phút chiều, 5 giờ kém 10 phút)

+ Đồng hồ màu hồng: 19 giờ 15 phút (7 giờ 15 phút tối).

+ Đồng hồ màu tím: 23 giờ 35 phút (11 giờ 35 phút đêm). 

Bài tập 3: Vào buổi tối 2 đồng hồ chỉ cùng thời gian là:

+ Đồng hồ A và E.

+ Đồng hồ B và D.

+ Đồng hồ C và G.

Bài tập 4: 

a) Chúng em bắt đầu liên hoan văn nghệ vào lúc 9 giờ 25 phút và kết thúc lúc 9 giờ 55 phút (hay 10 giờ kém 5 phút).

b) Buổi liên hoan văn nghệ kéo dài trong 30 phút.