Slide bài giảng Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 11: Cơ sở dữ liệu
Slide điện tử Bài 11: Cơ sở dữ liệu. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11: CƠ SỞ DỮ LIỆU
KHỞI ĐỘNG
- GV dẫn dắt, đặt vấn đề cho HS: Việc lưu trữ dữ liệu phục vụ các bài toán quản lí có phải chỉ là việc chuyển các ghi chép trên giấy thành văn bản trên máy tính không?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Tìm hiểu yêu cầu tổ chức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học
Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu và một số thuộc tính cơ bản
Luyện tập
Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu tổ chức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học
Giải thích yêu cầu về tính nhất quán dữ liệu trong lưu trữ dữ liệu.
Nội dung gợi ý:
+ Tính nhất quán dữ liệu đòi hỏi không gây ra mâu thuẫn dữ liệu.
+ Ví dụ: Không được có lưu trữ hai giá trị khác nhau về điểm cuối kì I, môn Toán của HS Dương Hoàng Anh lớp 11A.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu và một số thuộc tính cơ bản
So sánh cách thức ghi chép và lưu trữ kết quả môn học được nêu trong mục 1 với cách ghi chép và lưu trữ dưới dạng bảng. Theo em, cách nào phù hợp hơn? Thông qua ví dụ bảng điểm môn học, hãy chỉ ra một số lý do tại sao cần lưu trữ dữ liệu theo một cấu trúc xác định.
Nội dung gợi ý:
+ Cách thức ghi chép và lưu trữ kết quả môn học ở dạng bảng (mô hình) sẽ không còn phụ thuộc vào cấu trúc tệp lưu trữ dữ liệu nữa.
+ Đồng thời người xây dựng phần mềm không cần biết đến chi tiết cách thức được lưu trữ mà vẫn viết được chương trình cập nhật, truy xuất dữ liệu.
+ Từ đây, việc lưu trữ dữ liệu (có liên quan với nhau) trên hệ thống máy tính một cách có tổ chức (theo một mô hình cấu trúc) được xem là giải pháp đảm bảo tính độc lập dữ liệu.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Câu 1: Thói quen cá nhân của người lưu trữ có thể dẫn đến ?
- Sự nhất quán của dữ liệu khi lưu trữ thủ công
- Sự không nhất quán của dữ liệu khi lưu trữ tự động
- Sự không nhất quán của dữ liệu khi lưu trữ thủ công
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 2: Em có thể ghi điểm bằng cách nào để dễ nhận biết và tính toán?
- Ghi bằng chữ
- Ghi bằng các kí hiệu riêng
- Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 3: Khi dữ liệu được lưu trữ trên máy tính thì việc lập bảng điểm lớp học từ dữ liệu cơ sở có thể?
- Thực hiện một cách phức tạp
- Thực hiện một cách khó khăn
- Thực hiện một cách dễ dàng
- Đáp án khác
Câu 4: Cần phải tổ chức việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính hợp lý để?
- Hạn chế trùng lặp làm dư thừa dữ liệu
- Khắc phục những lỗi không nhất quán về dữ liệu
- Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 5: Việc lưu trữ dữ liệu không tách rời việc?
- Xử lý dữ liệu
- Truy xuất dữ liệu
- Khai thác thông tin nhờ các phần mềm ứng dụng
- Đáp án khác
Đáp án dự kiến:
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: C
Câu 4: C
Câu 5: C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK trang 57:
Thư viện là nơi em có thể đến để đọc hoặc mượn sách. Hãy nêu ra các dữ liệu cần được quản lý trong một thư viện.