Slide bài giảng tiếng việt 3 chân trời bài 3: Nghệ nhân bát tràng (tiết 8 + 9)

Slide điện tử bài 3: Nghệ nhân bát tràng (tiết 8 + 9). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ: NGHỆ SĨ TÍ HON

BÀI 3 : NGHỆ NHÂN BÁT TRÁNG

A. KHỞI ĐỘNG

  • GV chia HS thành nhóm để chia sẻ về 1 nghề hoặc làng nghề truyền thống mà em biết
  • GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, đọc tên bài “Nghệ nhân Bát Tràng”, liên hệ với bài học và phỏng đoán nội dung bài học
  • GV giới thiệu bài mới và ghi tên bài mới “Nghệ nhân Bát Tràng”

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Luyện đọc thành tiếng 
  • Luyện đọc hiểu 
  • Luyện tập

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 

  • GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “ Nghệ nhân Bát Tràng”

+ Giọng đọc trong sáng, vui tươi

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của bạn nhỏ và vẻ đẹp của cảnh vật được trang trí trên những sản phẩm gốm, hai dòng thơ cuối đọc chậm lại.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 

+ Câu 1: Hai dòng thơ đầu nói lên điều gì?

+ Câu 2: Mỗi hoa văn sau được tả bằng những từ ngữ nào?

CHỦ ĐỀ: NGHỆ SĨ TÍ HONBÀI 3 : NGHỆ NHÂN BÁT TRÁNG

+ Câu 3: Những dòng thơ nào cho thấy nhân vật em sử dụng bút vẽ rất khéo.

+ Câu 4: Vì sao tác giả thấy nhân vật em giống nghệ nhân Bát Tràng?

Nội dung ghi nhớ:

+ Câu 1: Hai dòng thơ đâu thể hiện sự tài năng của nghệ nhân cầm bút là có thể thành hoa 

+ Câu 2: 

  • Cánh cò bay lả bay la
  • Trái mơ tròn trĩnh
  • Quả bòng đung đưa

+ Câu 3: Dòng thơ thể hiện nhân vật em sử dụng bút vẽ rất khéo

“Bút nghiêng lất phất hạt mưa

Bút chao gơn nước Tây Hồ lăn tăn”

+ Câu 4: Vì nhân vật em vẽ rất đẹp

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

Câu 1: Tác giả của đoạn thơ này là ai?

  • Tố Hữu
  • Nguyễn Khoa Điềm
  • Xuân Quỳnh
  • Hồ Minh Hà

Câu 2: Đoạn thơ trên có bao nhiêu câu thơ

  • Mười câu thơ
  • Tám câu thơ
  • Mười hai câu thơ
  • Bốn câu thơ

Câu 3: Điền vào chỗ trống: Em cầm ....... lên tay?

  • Bút viết
  • Bút vẽ
  • Bút chì 
  • Bút bi

Câu 4: Đất cao lanh bỗng như thế nào?

  • Nở đầy sắc hoa
  • Nhảy múa
  • Im ắng
  • Ngát hương

Câu 5: Cánh gì bay lả bay la?

  • Cánh hoa
  • Cánh cò
  • Cánh đồng
  • Cánh máy bay

Nội dung ghi nhớ: 

Câu 1: D

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: B