Slide bài giảng tiếng việt 3 chân trời bài 3: Đôi bạn (tiết 8 + 9)

Slide điện tử bài 3: Đôi bạn (tiết 8 + 9). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 3: ĐÔI BẠN

A. KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi.

- GV nêu yêu cầu: Nói về sự gắn bó giữa các sự vật trong mỗi bức tranh dưới đây:

BÀI 3: ĐÔI BẠN

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Luyện đọc thành tiếng 
  • Luyện đọc hiểu 
  • Luyện đọc lại 
  • Luyện tập 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Luyện đọc thành tiếng 

- GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “ Đôi bạn”

+ Giọng đọc trong sáng, vui tươi, 

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp, hoạt động, trạng thái của mưa, gió, ngắt nhịp linh hoạt 2/3, 3, 2, 1/4,...

- GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc một số từ khó: ngập ngừng, thoăn thoắt, khe khẽ, toả,... 

+ Cách ngắt nhịp một số dòng thơ:

Rồi/ gió lại tất tả/

Đi/ chẳng kịp chào ai/

Làm cho/ cả vườn cây/

Lặng nhìn theo/ ngơ ngác...//

 

Còn mưa/ thì từng bước/

Đủng định/ dạo quanh nhà/

Hết đeo nhẫn/ cho hoa/

Lại xâu cườm/ cho lá...//

2. Luyện đọc hiểu

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Mưa và gió được so sánh với g ở khổ thơ đầu?

+Câu 2: Vì sao cả vườn cây ngơ ngác nhìn theo gió?

+Câu 3: Nêu những hình ảnh miêu tả những việc làm của mưa?

+Câu 4: Theo em, ước mơ của mưa và gió là gì?

Nội dung ghi nhớ:

+ Câu 1: 

- Mưa được so sánh với khách lạ

- Gió được so sánh với người thân

+ Câu 2: Vì gió đến rồi đi mà chẳng kịp chào ai

+ Câu 3: 

- Mưa đủng đỉnh dạo quanh nhà

- Đeo nhẫn cho hoa

- Xâu cườm cho lá

+ Câu 4: Theo em, mưa và gió đều có ước mơ làm cho vạn vật tươi tốt, mát mẻ, thoải mái

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Tác giả của bài thơ:" Đôi bạn" là ai?

A. Thanh Thảo

B. Xuân Quỳnh

C. Hoàng Tá

D. Nam Cao

Câu 2: Ở khổ thơ thứ 1 Mưa được so sánh với gì?

A. Khách lạ

B. Khách quen

C. Hàng xóm

D. Người thân

Câu 3: Ở khổ thơ thứ 1 Gió được so sánh với gì?

A. Khách lạ

B. Khách quen

C. Hàng xóm

D. Người thân 

Câu 4: Trong khổ thơ thứ 2 bức mành reo như nào?

A. Reo vang

B. Reo khe khẽ

C. Reo lớn

D. Reo nhỏ

Câu 5: Bức mành đón ai vào trong nhà?

A. Mưa

B. Nắng

C. Mây

D. Gió

Nội dung ghi nhớ:

1. C

2. A

3. D

4. B

5. D