Slide bài giảng tiếng việt 3 chân trời bài 3: Ngày em vào đội

Slide điện tử bài 3: Ngày em vào đội. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 3 : NGÀY EM VÀO ĐỘI

A. KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS đọc tên bài “ Ngày em vào Đội”, quan sát tranh minh họa bài đọc vào phỏng đoán về nội dung bài học.

BÀI 3 : NGÀY EM VÀO ĐỘI

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM: 

  • Luyện đọc thành tiếng 
  • Luyện đọc hiểu 
  • Luyện đọc lại 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Luyện đọc thành tiếng 

- GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “ Ngày em vào Đội”

+ Giọng đọc trong sáng, vui tươi, tha thiết

+ Nhấn giọng ở từ ngữ nói lên niềm hi vọng của chị về sự thay đổi của em (thời thơ dại, khao khát,...), chỉ màu sắc của chiếc khăn quàng (tươi thắm, đỏ chói, những hình ảnh đẹp (lời ru vời vợi, trời xanh vẫn đợi,...); ngắt nhịp linh hoạt: 2/3, 3/2 hoặc 1/4, 1/2/2,...

- GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc một số từ khó: thời thơ dại, vời vợi, đỏ chói,...

+ Cách ngắt nhịp một số dòng thơ 

2. Luyện đọc hiểu

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Chị kể về niềm vui gì của bạn nhỏ?

+ Câu 2: Tìm hình ảnh so sánh trong bài.

+ Câu 3: Theo lời chị, điều gì đang chờ đợi bạn nhỏ ở phía trước?

Vườn trưa đầy nắng, có đàn bướm bay

Đoàn tàu và những chuyến đi xa

Những ước mơ và khát vọng tuổi thơ

+ Câu 4: Khổ cuối bài nói lên điều gì?

Nội dung ghi nhớ:

+ Câu 1. Chị kể về niềm vui của bạn nhỏ: Bạn nhỏ được vào đội

+ Câu 2. Các hình ảnh so sánh trong bài.

Bướm bay như bài hát

Màu khăn của thiếu niên, suốt đời tươi thắm mãi, như lời ru vời vợi

+ Câu 3. Theo lời chị, điều đang chờ đợi bạn nhỏ ở phía trước là:

Vườn trưa đầy nắng, có đàn bướm bay 

Đoàn tàu và những chuyến đi xa

Những ước mơ và khát vọng tuổi thơ

+ Câu 4. Khổ thơ cuối bài nói lên: Lời hứa lớp người đi sau với ớp người đi trước sẽ luôn giữ màu khăn quàng đỏ thắm, biểu tượng cho tuổi trẻ, cho sự cố gắng, sự công hiến xây dựng nước nhà. 

3. Luyện đọc lại

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Nội dung chính của bài thơ là gì?

A. Những điều tốt đẹp nhất mà Đội sẽ mang lại cho học sinh khi họ tham gia vào Đội.

B. Thể hiện niềm vui khi vào Đội; tạo cho Đội viên những khao khát, mơ ước; nhắn nhủ Đội viên hãy học tâp, hoạt động hết mình.

C. Những điều đã trải qua với tư cách là Đội viên của chị kể cho em nghe.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Đâu là cách hiểu đúng của hai câu thơ sau:

Nắng vườn trưa mênh mông

Bướm bay như lời hát

A. Một mảnh vườn tươi đẹp vô cùng, có nắng chan hoà, bướm bay rập rờn.

B. Vườn trưa là chỉ nơi nhân vật đang sống, có nắng, có bướm bay.

C. Nắng ở đây là chỉ đất nước, đất nước không chỉ ở nơi em sống mà rộng bao la, mênh mông. Bướm bay được ví như lời hát sẽ đi theo em, cho em thêm vui và thêm động lực.

D. Cả B và C.

Câu 3: Câu thơ nào sau đây có tính liên kết, hô ứng với hai câu thơ sau:

Cánh buồm là tiếng gọi

Mặt biển và dòng sông.

A. Một trời xanh vẫn đợi

B. Con tàu là đất nước

C. Khao khát lại bắt đầu

D. Cánh buồm giương trong gió

Câu 4: Hai câu thơ sau có thể được hiểu như thế nào?

Con tàu là đất nước

Đưa ta tới bến xa

A. Đất nước sẽ giúp em đi đến những chân trời mới, biết được những điều hay, mới lạ, đến những nơi em sẽ đóng góp được cho đất nước.

B. Đất nước ta giống hình con tàu, có thể di chuyển trên mặt biển, có thể đi tới bất cứ đâu trên hành tinh.

C. Con tàu sẽ đưa ta đến một nơi xa. Câu thơ nhằm khẳng định về tính chất của Đoàn Đội.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Hai đoạn thơ 3 và 4 nhắn nhủ chúng ta điều gì?

A. Hãy tìm tòi khám phá, hãy mơ ước và tìm đến những chân trời mới, Đội hay đất nước tươi đẹp sẽ giúp em đến được nơi đó.

B. Hãy rời xa nơi em đang sống và đi tới một nơi khác lạ để học hỏi.

C. Những con sóng xô ngoài kia có thể làm em nản chí nhưng không bao giờ được từ bỏ ước mơ và khát vọng.

D. Tất cả các phương án trên.

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: D

Câu 2: C

Câu 3: B 

Câu 4: A

Câu 5: A