Slide bài giảng Sinh học 12 kết nối Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

Slide điện tử Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Sinh học 12 Kết nối sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 21. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIÊN ĐẠI

Mở đầu: Tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể có được duy trì ổn định qua thế hệ hay không? Nếu có thì do những yếu tố nào?

Giải rút gọn:

Không được duy trì ổn định qua thế hệ. Nếu có thì quần thể đó phải là quần thể ngẫu phối, có kích thước lớn, không có đột biến xảy ra, các cá thể có khả năng sinh sản như nhau và quần thể được cách li với các quần thể khác (theo định luật Hardy - Weinberg).

I. KHÁI NIỆM TIẾN HÓA 

II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA

Câu 1: Tại sao cá thể sinh vật không phải là đơn vị của tiến hoá nhỏ?

Giải rút gọn:

  • Mỗi cá thể chỉ có một kiểu gen, khi kiểu gen đó bị biến đổi cá thể thường bị giảm sức sống, mất khả năng sinh sản, thậm chí bị chết. 

  • Cá thể có vòng đời ngắn, không đủ thời gian cho tiến hóa diễn ra.

Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, tần số allele trội hay allele lặn thay đổi nhanh hơn? Giải thích.

Giải rút gọn:

  • Ở sinh vật nhân thực, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, tần số allele trội thay đổi nhanh hơn.

  • Vì allele trội luôn được biểu hiện ra kiểu hình, còn allele lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi kiểu gen ở dạng đồng hợp tử lặn, nên chọn lọc tự nhiên sẽ tác động lên cá thể có kiểu hình trội làm thay đổi tần số allele trội nhanh hơn so với tác động lên cá thể có kiểu hình lặn.

III. HÌNH THÀNH ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI

Câu 1: Thuốc kháng sinh có phải là tác nhân đột biến gây nên sự kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn hay không? Giải thích.

Giải rút gọn:

  • Thuốc kháng sinh là tác nhân đột biến gây nên sự kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn.

  • Vì thuốc kháng sinh xuất hiện, khiến vi khuẩn không có khả năng kháng thuốc bị tiêu diệt, chỉ những vi khuẩn đột biến mang gene kháng kháng sinh mới tồn tại và sinh sản được.

Câu 2: Tại sao chọn lọc tự nhiên không thể tạo ra một loại sinh vật thích nghi với mọi điều kiện môi trường?

Giải rút gọn:

  • Điều kiện môi trường (tác nhân gây ra chọn lọc tự nhiên) chỉ lựa chọn các biến dị di truyền có sẵn trong quần thể. Vì vậy, chọn lọc tự nhiên chỉ có thể lựa chọn biến dị tốt nhất trong số những biến dị sẵn có. Biến dị được lựa chọn không hẳn là đã tối ưu. 

  • Các đặc điểm thích nghi mang tính dung hoà vì một đặc điểm đem lại lợi ích này lại gây bất lợi khác. 

  • Một đặc điểm thích nghi chỉ có lợi trong môi trường này nhưng lại vô dụng hoặc có hại trong môi trường khác.

IV. LOÀI VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH LOÀI

Câu 1: Loài sinh học là gì?

Giải rút gọn:

Loài sinh học là một hoặc nhóm các quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con hữu thụ nhưng cách li sinh sản với nhóm quần thể khác tương tự.

Câu 2: Cách li sinh sản và các nhân tố tiến hoá có vai trò gì trong quá trình hình thành loài mới?

Giải rút gọn:

  • Các quá trình đột biến và giao phối cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

  • Tác động của các nhân tố ngẫu nhiên, di nhập gen làm thay đổi đột ngột tần số tương đối của các alen, nhờ đó làm tăng tốc quá trình hình thành loài mới.

  • Quá trình chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng sự hình thành loài, quy định chiều hướng và nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của các alen, lựa chọn những tổ hợp alen đảm bảo sự thích nghi với môi trường.

  • Vai trò: thúc đẩy quá trình phân li tính trạng, tăng cường sự phân hoá vốn gen trong quần thể gốc, làm cho quần thể gốc nhanh chóng phân li thành những quần thế mới ngày càng khác xa nhau cho tới khi có sự cách li di truyền, nghĩa là tạo ra loài mới.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Nêu điểm khác biệt về sự biến động của tần số allele gây nên bởi chọn lọc tự nhiên và phiêu bạt di truyền.

Giải rút gọn:

  • Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số allele của quần thể theo một hướng xác định.

  • Phiêu bạt di truyền làm thay đổi tần số allele khôn theo một chiều hướng nhất định.

Câu 2: Với điều kiện như hiện nay, loài người có thể tiến hoá thành loài mới ngay trên Trái Đất hay không? Giải thích.

Giải rút gọn:

Không. Vì ở loài người không có sự cách li sinh sản dù có cách li địa lí diễn ra (ví dụ: châu Á với châu Âu). Ngoài ra với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại thì ảnh hưởng của chọn lọc tự nhiên lên loài người ngày càng giảm.

Câu 3: Con người có khả năng tạo ra các công cụ và phương tiện để có thể thích nghi hơn với môi trường. Vậy loài người có còn chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên không? Giải thích.

Giải rút gọn:

  • Khoa học hiện đại vẫn chưa thể can thiệp hoàn toàn vào hệ gene của con người. Các đặc điểm di truyền gây hại hoặc các đột biến bất lợi vẫn có thể loại bỏ các thể đó.

  • Sự tiến bộ nhanh chóng trong khoa học và công nghệ cũng đang tạo ra áp lực chọn lọc mới và ảnh hưởng đến sự tiến hóa của loài người.