Slide bài giảng Sinh học 12 Chân trời bài 27: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn
Slide điện tử bài 27: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Sinh học 12 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 27. SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN
Mở đầu: Hình 27.1 cho thấy một phần của khu rừng nhiệt đới đã bị chặt phá. Nếu tình trạng phá rừng vẫn tiếp tục và không được kiểm soát sẽ gây suy thoái nghiêm trọng đối với các hệ sinh thái tự nhiên cũng như ảnh hưởng đến đời sống con người trong tương lai. Có những biện pháp nào để khắc phục những hậu quả này?
Trả lời rút gọn:
Biện pháp khắc phục:
Bảo vệ và tái tạo rừng.
Trồng thêm các cây con, thực hiện chiến dịch phủ xanh đồi trọc.
Bổ sung thêm chất dinh dưỡng và tạo điều kiện thích hợp để đẩy nhanh các quá trình diễn thế sinh thái.
Có các đạo luật riêng cho việc phá rừng bừa bãi.
Tuyên tuyền và tham gia các hoạt động bảo vệ, trồng cây gây rừng.
I. PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN CÁC HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN
Câu 1: Cho biết vai trò của sinh thái học phục hồi, bảo tồn.
Trả lời rút gọn:
Vai trò của sinh thái học phục hồi, bảo tồn:
Thúc đẩy sự khôi phục các hệ sinh thái, phục hồi sức khoẻ, tính toàn vẹn và tính bền vững của các hệ sinh thái đó.
Bảo vệ và gìn giữ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa
Hạn chế các tác động xấu từ môi trường và con người đến các loài sinh vật hoang dã, bảo vệ và phục hồi môi trường sống cũng như sức khoẻ cho sinh vật, bảo vệ và duy trì ổn định quần thể các loài hoang dã
Câu 2: Hãy cho biết tác dụng của một số phương pháp phục hồi hệ sinh thái bằng cách hoàn thành Bảng 27.1.
Trả lời rút gọn:
Nhóm phương pháp | Phương pháp phục hồi hệ sinh thái | Tác dụng |
Phục hồi đa dạng sinh học | Loại trừ các loài ngoại lai xâm nhập. | Bảo vệ các sinh vật bản địa. |
Đưa bổ sung vào hệ sinh thái các loài sinh vật hoặc các thành phần cần thiết (nước, chất dinh dưỡng,...). | Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật sinh trưởng và phát triển. | |
Phục hồi và cải tạo môi trường | Trồng rừng, cải tạo đất hoang. | Khôi phục hệ sinh thái rừng |
Loại bỏ khỏi hệ sinh thái các yếu tố gây hại (như kim loại nặng, chất thải,...). | Loại bỏ các tác nhân gây hại cho cây trồng. | |
Khắc phục các hậu quả của thiên tai, cháy rừng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. | Cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. | |
Thông qua pháp chế, tuyên truyền và giáo dục | Tăng cường công tác tuyên truyền, phục hồi các hệ sinh thái. | Nâng cao nhận thức của mọi người về bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái. |
Lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vào chương trình học trong nhà trường. | Nâng cao nhận thức của học sinh về môi trường và đa dạng sinh học. |
Câu 3: Vì sao cần phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên?
Trả lời rút gọn:
Con người cần phục hồi các hệ sinh thái và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên vì: các hệ sinh thái tự nhiên mang lại lợi ích vô cùng to lớn đối với con người, bao gồm cả giá trị trực tiếp (lương thực, thực phẩm, nguồn nước, dược liệu, nguồn gene, các loại vật liệu,...) và giá trị gián tiếp (cải tạo đất, điều hòa và lọc nước, giảm nhẹ thiên tai, các giá trị tinh thần,...).
Vận dụng: Hiện nay, có những phương pháp nào đang được áp dụng để phục hồi các hệ sinh thái tại địa phương em? Cho biết hiệu quả của các phương pháp đó.
Trả lời rút gọn:
Những phương pháp nào đang được áp dụng để phục hồi các hệ sinh thái:
Trồng lại rừng: giúp phục hồi và bảo vệ các môi trường sống của nhiều loài động và thực vật, cung cấp một môi trường sống mới cho các loài, giúp giữ đất, giảm xói mòn đất và cải thiện chất lượng nước.
Bảo tồn sinh vật hoang dã: giúp bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên.
Tái tạo rạn san hô: giúp phục hồi hệ sinh thái biển.
Quản lý dòng chảy sông ngòi: giúp cải thiện chất lượng nước, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái sông ngòi và vùng đất ven sông.
Bảo vệ khu vực dự trữ tự nhiên: giúp bảo vệ các hệ sinh thái đặc biệt và cung cấp môi trường cho các loài hoang dã sinh sống và phát triển.
Luyện tập: Tại sao nói: “Bảo tồn các hệ sinh thái chính là bảo vệ tài sản cho các thế hệ mai sau”?
Trả lời rút gọn:
Vì bảo tồn các hệ sinh thái hệ sinh thái cung cấp nhiều lợi ích quan trọng cho con người và các loài khác, không chỉ hiện tại mà còn cung cấp nguồn lợi dài hạn, giữ gìn sự đa dạng sinh học, tăng khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực khác.
II. ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG BẢO TỒN HỆ SINH THÁI Ở ĐỊA PHƯƠNG
Mục tiêu: Xác định được thực trạng bảo tồn một số hệ sinh thái ở địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn.
Nội dung: Điều tra về thực trạng bảo tồn hệ sinh thái và đề xuất giải pháp bảo tồn sinh thái ở địa phương.
Chuẩn bị: Sổ ghi chép, bút, khẩu trang, găng tay, kính râm, máy ảnh, nón (mũ).
Sản phẩm dự kiến: Bảng kết quả, bộ tranh, ảnh điều tra thực trạng bảo tồn hệ sinh thái ở địa phương.
Thực hiện dự án: Học sinh thực hiện dự án dựa theo các bước hướng dẫn được mô tả trong Hình 27.3.
Bước 1: Xác định địa điểm điều tra (đồng cỏ, rừng ngập mặn, ven sông,...).
Bước 2: Tiến hành điều tra thực trạng bảo tồn thông qua quan sát, phỏng vấn người dân để thu thập thông tin.
Bước 3: Chụp ảnh và ghi nhận kết quả điều tra vào bảng kết quả.
Bước 4: Cho biết tác dụng và hạn chế của các biện pháp bảo tồn đang được áp dụng. Đề xuất các biện pháp bảo tồn nhằm khắc phục các hạn chế đó.
Bước 5: Báo cáo kết quả điều tra.
Địa điểm | Thực trạng bảo tồn | Biện pháp khắc phục | |||
Biện pháp thực hiện | Tác dụng | Hạn chế | |||
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) |
| Có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển của ngành du lịch của Hải Phòng |
|
| |