Slide bài giảng Sinh học 12 chân trời Bài 2: Thực hành Tách chiết DNA
Slide điện tử Bài 2: Thực hành Tách chiết DNA. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Sinh học 12 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 2. THỰC HÀNH TÁCH CHIẾT DNA
I. CHUẨN BỊ
- Dụng cụ: Cối sứ, chày sứ, vải lọc (hoặc rây), dao nhỏ, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, giá đỡ ống nghiệm, pipette, que tre (hoặc tăm tre) nhỏ.
- Hoá chất: Nước rửa bát, nước cất lạnh, cồn ethanol 70 % lạnh, dung dịch diphenylamine.
- Mẫu vật: Mô thực vật (cải thìa, xà lách) hoặc mô động vật (gan gà hoặc gan lợn còn tươi), quả dứa còn xanh.
II. CÁCH TIẾN HÀNH
- Bước 1: Chuẩn bị mẫu vật gồm dịch chiết nước dứa và dịch chiết mô (thực vật hay động vật).
- Bước 2: Tách chiết DNA: Loại bỏ các thành phần không mong muốn để giải phóng DNA.
- Bước 3: Kết tủa DNA: Để thu nhận được DNA từ các tế bào của mô.
- Bước 4: Nhận biết DNA: Quan sát DNA hoặc nhận biết bằng thuốc thử.
IV. THU HOẠCH
BÁO CÁO THỰC HÀNH
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm.
Thực hành tách chiết được DNA từ các mẫu vật có sẵn.
2. Kết quả và giải thích
a, Kết quả tách chiết và nhận biết DNA: Thu được kết tủa DNA màu trắng.
b, Giải thích:
- Quá trình cắt nhỏ và giã nhuyễn gan (hoặc cải) có tác dụng phá vỡ tế bào gan (hoặc cải).
- Việc cho nước rửa bát và dịch chiết nước dứa vào dịch chiết mô có tác dụng:
- Do DNA tồn tại trong nhân tế bào nên để tách chiết được DNA ra khỏi tế bào, cần phá vỡ mô để tách rời các tế bào và phá huỷ thành tế bào và phá huỷ màng tế bào, màng nhân bằng các dung dịch tẩy rửa hoà tan lipid nhằm giải phóng dịch nhân tế bào vào dung dịch chiết xuất.
- Trong tế bào, DNA liên kết với nhiều protein (như histone, các protein điều hoà và phiên mã), nên cần loại bỏ các protein bằng enzyme phân giải protein là protease (có trong nước ép dứa tươi) để phân cắt chuỗi polypeptide thành các amino acid đơn phân hoặc đoạn peptide nhỏ, lúc đó dung dịch sẽ chỉ còn các đại phân tử DNA và RNA.
- Việc cho ethanol lạnh vào hỗn hợp có tác dụng: Do ethanol có ái lực với nước mạnh hơn với DNA nên khi cho cồn ethanol vào dịch chiết chứa DNA thì các phân tử DNA có xu hướng bị đầy sát lại gần nhau và kết tụ lại với nhau dưới dạng vật chất có màu trắng dục.
- Khi lấy DNA bằng tăm tre cần khuấy thật nhẹ vì: DNA bị kết tủa (biến tính) nên rất dễ đứt gãy, cần phải nhẹ tay khi thao tác để vớt DNA ra khổi ống nghiệm.
3. Kết luận
- Tách chiết DNA là quy trình cơ bản trong nghiên cứu sinh học, tuy nhiên cần phải thao tác cẩn thận và chặt chẽ để có thể thu được DNA chất lượng tốt, tránh nhiễm các DNA bên ngoài để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Cần lưu ý các điểm sau để thu được kết quả tốt hơn:
- Đeo bao tay và mặc đồ bảo hộ cẩn thận do DNA rất dễ bị nhiễm gây ra các sai sót cho các thí nghiệm tiếp theo.
- Chọn lựa mẫu vật tốt, lưu trữ và xử lý đúng cách trước khi bắt đầu quá trình tách chiết.
- Khi nghiền mẫu cần phải nghiền kỹ, đảm bảo các mô và thành tế bào đều bị phá vỡ.
- Lựa chọn dung dịch tách chiết phù hợp với loại mẫu và ứng dụng cụ thể.
- Sau khi tách chiết DNA, thực hiện các bước làm sạch để loại bỏ tạp chất (protein, RNA) có thể ảnh hưởng đến thí nghiệm tiếp theo.
- Kiểm tra và đánh giá hiệu suất tách chiết bằng cách sử dụng các phương pháp như đo OD, điện di trên gel agarose, PCR,...