Slide bài giảng Sinh học 12 Chân trời bài 22: Thực hành Xác định một số đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Slide điện tử bài 22: Thực hành Xác định một số đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Sinh học 12 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 22. THỰC HÀNH: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I. CHUẨN BỊ
Dụng cụ: Cọc (hoặc đũa,...) dài 20 cm, dây dù (hoặc dây nilon,...), găng tay, khẩu trang, thước cuộn 10 m, máy tính cầm tay, máy ảnh.
Hoá chất: Nước rửa tay.
II. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Xác định kích thước quần thể
Bước 1: Chọn địa điểm nghiên cứu tại địa phương, gần trường học, nơi có quần thể thực vật và các động vật ít di chuyển (giun đất, sâu,...). Ví dụ: vườn bách thú, vườn trường, công viên, cánh đồng,...
Bước 2: Xác định các ô tiêu chuẩn.
Tính diện tích khu vực nghiên cứu và chia thành các ô tiêu chuẩn cho phù hợp.
Xác định vị trí điểm mốc (điểm A) rồi đo kích thước theo chiều ngang và chiều dọc để xác định ô tiêu chuẩn đầu tiên. Sau đó, lần lượt xác định các ô tiêu chuẩn tiếp theo để vị trí của các ô tiêu chuẩn được xếp lần lượt theo mặt phẳng ngang và phân bố đều trong khu vực nghiên cứu.
Dùng cọc đóng vào các góc và giăng dây theo chu vi của mỗi ô tiêu chuẩn.
Bước 3: Đếm số lượng cá thể sinh vật có trong mỗi ô tiêu chuẩn.
Bước 4: Tính kích thước của quần thể sinh vật.
2. Xác định mật độ cá thể
Bước 1: Xác định diện tích khu vực phân bố của quần thể cần nghiên cứu.
Bước 2: Xác định số lượng cá thể trong quần thể.
Bước 3: Tính mật độ cá thể trong quần thể.
3. Báo cáo kết quả thực hành
Nhóm:
Lớp:
Họ và tên thành viên:
BÁO CÁO THỰC HÀNH
(Báo cáo mang tính gợi ý, học sinh nên báo cáo dựa theo quá trình thực tập và số liệu trên thực tế)
1. Mục đích thực hiện nghiên cứu
Thực hành ước tính kích thước quần thể và mật độ cá thể của quần thể cây sưa đỏ và cây muồng xanh tại công viên Bách Thảo Hà Nội.
2. Kết quả và giải thích
Địa điểm quan sát: công viên Bách Thảo Hà Nội.
Diện tích khu vực nghiên cứu:
Tổng diện tích: 60 m2
Số ô tiêu chuẩn: 9
Diện tích một ô tiêu chuẩn: 2 x 2 = 4 m2
Kết quả thu được:
STT | Tên loài | Số lượng cá thể trung bình của một ô | Kích thước quần thể | Mật độ cá thể | Nhận xét |
1 | Sưa đỏ | 2 | 30 cây | 0,5 cá thể/m2 | Mật độ thấp
|
2 | Muồng xanh | 4 | 60 cây | 1 cá thể/m2 |
3. Kết luận
Quần thể cây sưa đỏ và quần thể cây muồng xanh ở công viên bách thảo Hà Nội có số lượng cá thể trung bình và mật độ cá thể thấp.
Mật độ cá thể thấp là do các cá thể của hai quần thể đều là cây thân gỗ kích thước lớn, cần không gian rộng và có đủ nguồn sống để sinh trưởng và phát triển tốt.