Slide bài giảng Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Phân tích bài thơ "Việt Bắc" (Nguyễn Văn Hạnh)
Slide điện tử bài 5: Phân tích bài thơ "Việt Bắc" (Nguyễn Văn Hạnh). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 12 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 5: VĂN NGHỊ LUẬN
PHÂN TÍCH BÀI THƠ VIỆT BẮC
A. KHỞI ĐỘNG
- GV chuyển giao câu hỏi cho HS nghiên cứu trả lời: Trình bày cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Đọc văn bản
- Khám phá văn bản
- Luyện tập
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV cho HS tìm hiểu sách giáo khoa cùng phần bài chuẩn bị sẵn để trả lời các câu hỏi:
+ Tìm hiểu những thông tin của tác giả Nguyễn Văn Hạnh và văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc:
* Tiểu sử
* Sự nghiệp
* Tác phẩm tiêu biểu
- HS thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
+ Qua văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc”, tác giả Nguyễn Văn Hạnh muốn làm sáng tỏ điều gì? Vấn đề ấy được nêu ở phần nào của văn bản?
+ Xác định nội dung chính của các phần được đánh số trong văn bản. Từ đó, nêu các luận điểm của bài viết.
Nội dung ghi nhớ:
(1) Vấn đề trọng tâm của văn bản
- Qua văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc, tác giả Nguyễn Văn Hạnh muốn làm sáng tỏ bài thơ Việt Bắc là bài ca tâm tình, rất tiểu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của nhà thơ Tố Hữu.
- Vấn đề ấy được nêu ở đoạn văn đầu trong phần 2 của bài viết: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình…”
(2) Nội dung chính của từng phần
- Nội dung từng phần:
+ Phần 1: Giới thiệu khái quát về bài thơ Việt Bắc.
+ Phần 2: Phân tích, chứng minh Việt Bắc là bài ca tâm tình, tiêu biểu cho hồn thơ phong cách Tố Hữu.
+ Phần 3: Phân tích đoạn thơ viết về Bác ở cuối tác phẩm từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá tác phẩm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP