Slide bài giảng Mĩ thuật 8 bản 1 chân trời Bài 6: Tượng chân dung nhân vật

Slide điện tử Bài 6: Tượng chân dung nhân vật. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 8 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 6: TƯỢNG CHÂN DUNG NHÂN VẬT

 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận và trả lời: 

Kể tên những chất liệu dùng để làm tượng ? Mỗi chất liệu sẽ mang lại cảm xúc hay thông điệp gì khác nhau cho tác phẩm ?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

- Quan sát – nhận thức về tượng chân dung của điêu khắc hiện đại Việt Nam

- Cách tạo chân dung bằng đất nặn

- Tạo tượng chân dung nhân vật 

- Luyện tập

- Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 1. Quan sát - nhận thức về tượng chân dung của điêu khắc hiện đại Việt Nam

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

  • Tượng chân dung trong điêu khắc hiện đại Việt Nam thường được thể hiện theo hình thức nào? Tượng chân dung trong thời kì này có nội dung gì?

Nội dung ghi nhớ:

- Tượng chân dung trong điêu khắc hiện đại Việt Nam thường được thể hiện theo hình thức tượng chân dung phần đầu hoặc tượng bản thân với các chất liệu khác nhau như: đồng, đá, gỗ,... 

- Tượng chân dung thời kì này thường tôn vinh các nhân vật tiêu biểu có những nét đặc trưng và ấn tượng.

 2. Cách tạo tượng chân dung bằng đất nặn

GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Em hãy nêu các bước tạo tượng chân dung bằng đất nặn.

Nội dung ghi nhớ:

* Các bước tạo tượng chân dung bằng đất nặn:

- Bước 1: Tạo khối cầu làm đầu, khối trụ làm cổ

- Bước 2: Xác định đường trục, hướng và vị trí tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt

- Bước 3: Tạo mảng khối cho các bộ phận mắt, mũi, miệng, tai, tóc

- Bước 4: Điều chỉnh các hình khối tạo đặc điểm cho nhân vật

 3. Tạo tượng chân dung nhân vật

GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành: Em hãy thực hành tạo tượng chân dung nhân vật

Nội dung ghi nhớ:

Các em hãy quan sát một số hình tham khảo về cách xác định tỉ lệ khuôn mặt người và trả lời các câu hỏi gợi ý:

  • Em sẽ tạo khuôn mặt nhân vật với hình dạng như thế nào?
  • Em xác định vị trí, tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt nhân vật như thế nào?
  • Em sẽ tạo mảng khối cho các bộ phận trên khuôn mặt như thế nào?
  • Em sẽ thêm chi tiết gì để tạo đặc điểm riêng cho tượng chân dung nhân vật?

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài

Câu 1: Khi nặn chân dung, chất liệu nào thường được sử dụng nhiều nhất?

A. Gỗ  

B. Đất sét  

C. Kim loại  

D. Thủy tinh  

Câu 2: Để tạo ra chi tiết cho chân dung điêu khắc, nghệ sĩ cần sử dụng công cụ gì?

A. Cọ vẽ   

B. Bút chì  

C. Màu nước  

D. Dụng cụ điêu khắc chuyên dụng

Câu 3: Một yếu tố quan trọng trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trong chân dung điêu khắc là gì?

A. Biểu cảm khuôn mặt  

B. Kích thước của tác phẩm  

C. Màu sắc của vật liệu  

D. Chất liệu sử dụng  

Câu 4: Khi hoàn thành một tác phẩm chân dung điêu khắc hoặc nặn, cần làm gì để bảo vệ sản phẩm?

A. Để tự nhiên  

B. Không cần làm gì  

C. Sơn hoặc phủ lớp bảo vệ  

D. Vứt bỏ ngay lập tức  

Câu 5:  Đâu không phải một phong cách điêu khắc nổi tiếng trong lịch sử là gì?

A. Cổ điển  

B. Hiện đại  

C. Baroque  

D. Trừu tượng 

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

A

C

D

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Những yếu tố nào làm cho tượng chân dung có thể giúp người xem cảm nhận được tính cách và tâm trang nhân vật được thể hiện ?

Câu 2: Tạo mọt chân dung nhân vật mà em yêu thích bằng đất nặn ?