Slide bài giảng Mĩ thuật 8 bản 1 chân trời Bài 4: Nét đặc trưng trong tranh sơn mài Việt Nam
Slide điện tử Bài 4: Nét đặc trưng trong tranh sơn mài Việt Nam. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 8 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4: NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS quan sát một số tác phẩm tranh sơn mài Việt Nam, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh sơn mài có đề tài gì?
+ Trong tranh sơn mài, hòa sắc hoặc màu sắc chủ đạo là gì?
+ Tranh sơn mài Việt Nam có chất liệu và kĩ thuật tạo hình như thế nào?
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu của thể loại tranh sơn mài Việt Nam.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quan sát – nhận thức về nét đặc trưng của tranh sơn mài Việt Nam
- Cách tạo tranh kết hợp kĩ thuật gắn vỏ trứng
- Tạo bức tranh kết hợp gắn vỏ trứng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát - nhận thức về nét đặc trưng của tranh sơn mài Việt Nam
- Tại Việt Nam, nghệ thuật tranh sơn mài xuất hiện vào thời gian nào?
- Tranh sơn mài sử dụng chất liệu gì?
- Em hãy liệt kê một số tác giả tiêu biểu của tranh sơn mài?
Nội dung ghi nhớ:
- Nghệ thuật sơn mài đã xuất hiện tại Việt Nam từ khá lâu (trước Công nguyên) nhưng tranh sơn mài chỉ thực sự được phổ biến ở thời kì Mĩ thuật Hiện đại Việt Nam cùng với sự ra đời và phát triển của Trường Mĩ thuật Đông Dương.
- Ngoài những chất liệu truyền thống như vàng, bạc, son, then, nhiều hoạ sĩ đã tìm tôi, kết hợp, thể nghiệm những chất liệu độc đáo như vỏ trứng, vỏ ốc,... và đưa vào tranh sơn mài, tạo nên những tác phẩm giá trị mang bản sắc riêng của hội hoạ Việt Nam.
- Một số tác phẩm và tác giả tiêu biểu của tranh sơn mài hiện đại Việt Nam là: Tất nước đồng chiêm (Trấn Vân Cần), Nhớ một chiều Tây Bắc (Phan Kế An), Điệu múa cổ (Nguyễn Tư Nghiêm), Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (Nguyễn Sáng).....
2. Cách tạo tranh kết hợp kĩ thuật gắn vỏ trứng
Trình bày các bước tạo bức tranh có hình, màu từ vỏ trứng.
Nội dung ghi nhớ:
* Các bước tạo bức tranh có hình, màu từ vỏ trứng:
- Bước 1: Xác định bố cục và hình vẽ cần thể hiện
- Bước 2: Bôi keo và gắn vỏ trứng để tạo màu cho các mảng hình
- Bước 3: Vẽ màu cho các mảng hình khác
- Bước 4: Vẽ màu nền, hoàn thiện sản phẩm
3. Tạo bức tranh kết hợp gắn vỏ trứng
Hãy trình bày các bước gắn vỏ trứng.
Nội dung ghi nhớ:
* Các bước tạo bức tranh gắn với vỏ trứng:
- Bước 1: Bôi keo vào mảng hình cần dán vỏ trứng
- Bước 2: Đặt vỏ trứng lên mảng hình đã bôi keo
- Bước 3: Dùng ngón tay ấn nhẹ để vỏ trứng dính đều xuống mảng hình
- Bước 4: Dùng vỏ chai lăn đều lên phần đã gắn trứng
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Nghệ thuật sơn mài đã được phổ biến ở Việt Nam vào thời kỳ nào?
A. Thời kỳ Mĩ thuật Hiện đại Việt Nam
B. Thời kỳ phong kiến
C. Thời kỳ cổ đại
D. Thời kỳ Trường Mĩ thuật Đông Dương
Câu 2: Chất liệu nào sau đây không được sử dụng trong tranh sơn mài hiện đại của Việt Nam?
A. Vỏ trứng
B. Vỏ ốc
C. Vàng, bạc
D. Gỗ và đá
Câu 3: Các bước tạo bức tranh từ vỏ trứng gồm những bước nào?
A. Xác định bố cục, bôi keo và gắn vỏ trứng, vẽ màu nền, hoàn thiện sản phẩm
B. Bôi keo, đặt vỏ trứng, ấn nhẹ, lăn vỏ chai
C. Xác định bố cục, bôi keo, gắn vỏ trứng, vẽ màu các mảng hình, hoàn thiện sản phẩm
D. Xác định bố cục, vẽ màu nền, gắn vỏ trứng, vẽ màu các mảng hình
Gợi ý đáp án:
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nghiên cứu một bức tranh sơn mài nổi tiếng của Việt Nam (ví dụ: "Nhớ một chiều Tây Bắc" của Phan Kế An hoặc "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" của Nguyễn Sáng) và cho biết:
- Trong quá trình tạo hình, tác phẩm đó sử dụng những chất liệu gì?
- Hãy trình bày kỹ thuật sử dụng vỏ trứng hoặc các chất liệu khác trong tác phẩm.
- Thông điệp hoặc cảm xúc mà tác phẩm muốn truyền tải là gì?
- Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa bức tranh sơn mài này với các loại tranh khác mà bạn biết.