Slide bài giảng Mĩ thuật 8 bản 1 chân trời Bài 12: Tranh tĩnh vật
Slide điện tử Bài 12: Tranh tĩnh vật. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 8 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 12: TRANH TĨNH VẬT
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Tranh tĩnh vật thường sử dụng để miêu tả những chủ đề, đối tượng nào ? Hãy nêu ví dụ cụ thể về những món đồ vật thường được vẽ trong tranh tĩnh vật ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quan sát - nhận thức về hình khối của các đồ vật
- Cách vẽ tranh tĩnh vật có ba mẫu
- Vẽ ba mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu và khối lập phương
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát - nhận thức về hình khối của các đồ vật
- GV chiếu các bức hình sau và đặt câu hỏi cho HS:
Quan sát hình và cho biết: Tên đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu, khối lập phương.
Nội dung ghi nhớ:
- Khối trụ: Bình nước, cốc nước, bình trà
- Khối cầu: Quả cam
- Khối lập phương: Khối gỗ, quyển sách
2. Cách vẽ tranh tĩnh vật có ba mẫu
GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Em hãy nêu các bước vẽ tranh tĩnh vật có ba mẫu. Để diễn tả hình khối và chất cảm của vật mẫu dưới tác động của ánh sáng trong một không gian phức tạp cần làm gì?
Nội dung ghi nhớ:
* Các bước vẽ tranh tĩnh vật có ba mẫu:
- Bước 1: Đo tỉ lệ chiều ngang so với chiều cao của toàn bộ vật mẫu để xác định bố cục khung hình các vật mẫu trên giấy
- Bước 2: Xác định tỉ lệ các bộ phận của mẫu và vẽ phác hình
- Bước 3: Vẽ hình và mảng đậm nhạt, xác định hướng chiếu sáng lên vật mẫu và bóng đổ trên nền
- Bước 4: Diễn tả khối và hình chi tiết, không gian của vật mẫu bằng đậm nhạt, hoàn thiện bài vẽ
* Để diễn tả hình khối và chất cản của vật mẫu dưới tác động của ánh sáng trong một không gian phức hợp cần thể hiện được các sắc độ đậm nhạt chính:
- Đậm nhạt trên mẫu vật
- Đậm nhạt do bóng đổ của mẫu vật
- Đậm nhạt do sự phản chiếu của ánh sáng tới mẫu vật
3. Vẽ ba mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu và khối lập phương
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành: Em hãy vẽ ba mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu và khối lập phương.
Nội dung ghi nhớ:
Gợi ý:
- Em lựa chọn vị trí nào để ngồi vẽ?
- Hướng chiếu sáng lên mẫu vật là từ phía nào?
- Đâu là điểm cao nhất, thấp nhất của nhóm mẫu vật?
- Chiều rộng của nhóm mẫu vật được xác định bởi các thành phần của những mẫu vật nào?
- Phần sáng nhất trong nhóm mẫu vật là phần nào? Và của mẫu nào?
- Em diễn tả đậm nhạt như thế nào để tạo vị trí và không gian chiều sâu trên giấy?
- Vật nào có độ đậm hơn cả?
- Vật mẫu nào ở gần em hơn cả?
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Hình và mảng đậm nhạt, xác định hướng chiếu sáng lên vật mẫu và bóng đổ trên nền.
Câu 1: Tranh tĩnh vật thường miêu tả đối tượng nào?
A. Con người
B. Cảnh thiên nhiên
C. Đồ vật bất động
D. Hình ảnh động vật
Câu 2: Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất trong tranh tĩnh vật?
A. Màu sắc
B. Bố cục
C. Chất liệu
D. Kích thước của tranh
Câu 3: Khi vẽ tranh tĩnh vật, người vẽ thường sử dụng kỹ thuật nào để tạo chiều sâu?
A. Tô màu đơn giản
B. Sử dụng bóng và ánh sáng
C. Vẽ các đường nét phác thảo
D. Chỉ sử dụng màu đen và trắng
Câu 4: Đối tượng nào sau đây thường không được sử dụng trong tranh tĩnh vật?
A. Vật nuôi
B. Hoa quả
C. Đồ gia dụng
D. Sách vở
Câu 5: Một bức tranh tĩnh vật có thể truyền tải điều gì ?
- Sự tĩnh lặng, chân thật
- Trí tưởng tượng của tác giả
- Suy nghĩ tiềm thức của người vẽ
- Thông điệp về cuộc sống
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | B | B | C | A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Khi vẽ tranh tĩnh vật, ánh sáng và bóng đổ đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Em có thể mô tả cách để sử dụng ánh sáng tạo chiều sâu cho bức tranh không ?
Câu 2: Chọn vẽ ba tĩnh vật mẫu bất kì mà em yêu thích với điều kiện ba mẫu vật phải có: khối trụ, khối cầu và khối lập phương ?