Slide bài giảng mĩ thuật 6 cánh diều bài 8: Vẽ mẫu có dạng khối cầu

Slide điện tử bài 8: Vẽ mẫu có dạng khối cầu. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 6 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 3: MĨ THUẬT VÀ THIÊN NHIÊN 

BÀI 8: VẼ MẪU CÓ DẠNG KHỐI CẦU

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

- Kể tên một số dạng hình khối mà em biết ?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

- Khám phá

- Sáng tạo

- Thảo luận

- Luyện tập 

- Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Khám phá

GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh SGK, yêu cầu HS thảo luận theo cặp hoặc nhóm nhỏ qua các câu hỏi:

  • Các loại quả có đặc điểm, hình dáng, kích thước ra sao?
  • Khi nhìn từ các góc khác nhau, hình dáng quả thay đổi thế nào?
  • Em có nhận xét gì về độ đậm, nhạt trên các quả? 
  • Em có thể kể và mô tả một số loại quả khác có dạng khối cầu mà em biết. 

Nội dung ghi nhớ:

  • Khối cầu là khối được tạo bởi đường cong bao xung quanh, không có mặt phẳng và có thể lăn được mọi phía. Khi nhìn từ nhiều góc khác nhau thì hình dáng không có nhiều thay đổi.
  • Mỗi loại quả đều có hình dáng, kích thước khác nhau. 
  • Độ đậm, nhạt trên quả được chia rõ ràng và được tạo bởi đường cong theo khối. 
  • Có rất nhiều các loại quả khác có dạng khối cầu như cam, chanh, đào, mận, vú sữa,... Mỗi loại đều có màu sắc, mùi vị đặc trưng khác nhau tạo nên sự phong phú và cảm hứng cho chúng ta khi vẽ.
  • Trong Mĩ thuật, khối cầu là một loại khối cơ bản, là dạng mẫu vẽ bắt buộc khi học. Hình dáng các loại quả sẽ có sự to nhỏ, khi chọn mẫu, chúng ta nên lựa chọn sao cho phù hợp để bức tranh cân đội Mỗi chất liệu trong tranh sẽ tạo cho ta những cảm giác khác nhau về bề mặt cũng như độ đậm, nhạt.

2. Sáng tạo

GV đặt câu hỏi gợi ý:

  • Em hãy trình bày các bước tìm ý tưởng.
  • Thực hành.

Nội dung ghi nhớ:

- Tìm ý tưởng :

+ Bước 1: Chọn góc nhìn để vẽ vật mẫu

+ Bước 2: Xác định đặc điểm nổi bật của vật mẫu

+ Bước 3: Thực hành vẽ vật mẫu

Cùng một mẫu vẽ nhưng mỗi góc nhìn sẽ có bố cục khác nhau. Có góc sẽ nhìn rõ vật mẫu, có góc các vật mẫu dính liền nhau, có góc tách xa nhau,... Chính vì vậy cần lựa chọn và sắp xếp bố cục sao cho hài hoà và cân đối.

- Thực hành theo 2 cách:

Cách 1: Vẽ phác hình bằng nét thẳng 

Cách 2: Vẽ theo cảm nhận

+ Khi tạo bố cục,cần ước lượng chiều rộng cũng như chiều cao của vật mẫu và đánh dấu lên bức vẽ cho cân đối. Không nên vẽ hình to hơn vật mẫu.

+ Luôn luôn so sánh vẻ kích thước và độ đậm, nhạt giữa các vật mẫu. Khi nheo mắt lại, ta sẽ nhìn rõ hơn độ đậm. nhạt của mẫu.

+ Vẽ phác nhẹ tay, khi có hình như ý muốn thì vẽ lại nét cho đậm hơn. Đan chéo các nét chồng lên nhau hoặc vẽ theo chiều khối của vật mẫu.

- Sản phẩm thực hành:

CHỦ ĐỀ 3: MĨ THUẬT VÀ THIÊN NHIÊN BÀI 8: VẼ MẪU CÓ DẠNG KHỐI CẦU

3. Thảo luận

Căn cứ vào SPMT mà HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm:

  • Nhận xét bố cục của bức tranh.
  • So sánh hình trong bức vẽ với hình dáng và đặc điểm của mẫu.
  • Bức vẽ đã được thể hiện độ đậm, nhạt như thế nào?
  • Em hãy lựa chọn điều em thích nhất và chưa thích trong bức vẽ.

Nội dung ghi nhớ:

  • Bố cục cân đối, hài hòa.
  • Em thấy khá giống với mẫu, tuy nhiên về đậm nhạt em cần làm rõ hơn.
  • Độ đậm nhạt tương đối ổn nhưng vẫn cần phải làm rõ hơn nữa.
  • Em thích nhất là tỷ lệ em vẽ chuẩn, tương đối giống mẫu.

……

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài:

Câu 1: Để vẽ một khối cầu, bước đầu tiên bạn cần làm gì?

A. Chọn màu sắc cho khối cầu  

B. Xác định vị trí và kích thước của khối cầu  

C. Thêm các chi tiết trang trí  

D. Vẽ nền cho bức tranh  

Câu 2: Khi vẽ khối cầu, để tạo cảm giác nổi khối, bạn nên sử dụng kỹ thuật nào?

A. Vẽ đường viền đậm  

B. Sử dụng độ đậm nhạt của màu sắc  

C. Vẽ nền tối màu  

D. Thêm nhiều chi tiết nhỏ  

Câu 3: Khối chữ nhật có đặc điểm gì nổi bật nhất?

A. Có bề mặt phẳng  

B. Có nhiều góc cạnh  

C. Có hình dạng tròn đều từ mọi góc nhìn  

D. Có hình dạng như một hình chữ nhật  

Câu 4:  Để vẽ tĩnh vật chân thật hơn, bạn cần chú ý điều gì khi vẽ?

A. Thêm bóng đổ và ánh sáng  

B. Chỉ sử dụng một màu duy nhất  

C. Vẽ khối cầu lớn hơn các vật khác  

D. Vẽ khối cầu ở giữa bức tranh  

Câu 5: Khi vẽ một khối cầu, bạn có thể dùng vật nào dưới đây làm mẫu?

A. Một cuốn sách  

B. Một tờ giấy

C. Một quả cam 

D. Một chiếc ghế  

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

D

A

D

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Nêu chi tiết các bước vẽ mẫu có dạng hình khối ?

Câu 2: Chọn một vật dụng hoặc một loại trái cây trong nhà em mang lên lớp và thực hành vẽ màu hoặc vẽ than chì  ?