Slide bài giảng lịch sử 8 chân trời bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
Slide điện tử bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 9: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, MỸ, ĐỨC CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC
1. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC.
CH: Dựa vào hình 9.1, tư liệu 9.2 (SGK trang 45) và thông tin trong bài, em hãy nêu các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và Mỹ. Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm nào?
Trả lời rút gọn:
- Cuối thế kỉ XIX, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng, những phát minh khoa học, kĩ thuật nở rộ đã tạo ra động lực cho những chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới việc hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau. Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.
- Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính. Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI, ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, MỸ, ĐỨC TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX.
CH1: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thể kỉ XX có những chuyến biến lớn về kinh tế như thế nào?
Trả lời rút gọn:
- Sau năm 1870, tốc độ phát triển công nghiệp của Anh, Pháp chậm lại trong khi Đức và Mỹ liên tục phát triển.Các công ty độc quyền kiểm soát các ngành kinh tế trọng yếu như luyện kim, đóng tàu và khai thác mỏ.
- Giữa thập niên 90 của thế kỉ XIX, công nghiệp Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới,Đức giữ vị trí thứ hai. Anh và Pháp mất vị thế bá chủ về sản xuất công nghiệp nhưng lại là hai nước xuất khẩu tư bản nhiều nhất do có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
CH2: Nêu những nét chính về chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Trả lời rút gọn:
Chính sách đối nội: tập trung chủ yếu vào: hàn gắn vết thương chiến tranh, hoà hợp quốc gia, tái thiết đất nước.
- Anh và Đức là hai quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến.
- Ở Pháp, nền Cộng hoà thứ ba được thành lập sau chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhưng tình hình chính trị liên tục không ổn định.
- Tại Mỹ, sau nội chiến (1861 - 1865), hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau cầm quyển.
Chính sách đối ngoại: tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
- Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn“. Đến năm 1914, hệ thống thuộc địa của Pháp đứng thứ hai trên thế giới.
- Cuối thế kỉ XIX, Mỹ đã thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Ca-ri-bê (Caribbean), Phi-líp-pin.
CH3: Từ lược đồ 9.5 (SGK trang 47), em hãy xác định vị trí thuộc địa của các nước để quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ.
Trả lời rút gọn:
Em thực hiện theo yêu cầu