Slide bài giảng địa lí 8 chân trời bài 5: Thực hành: Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu
Slide điện tử bài 5: Thực hành: Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 5: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN CHỦ YẾU
1. ĐỌC BẢN ĐỒ
Dựa vào hình 4.1 và kiến thức đã học, em hãy xác định sự phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu trên bản đồ và hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu ở nước ta
Loại khoáng sản | Tên một số mỏ khoáng sản chính | Nơi phân bố |
Than đá | ? | ? |
Dầu mỏ | ? | ? |
Khí tự nhiên | ? | ? |
Bô-xít | ? | ? |
Sắt | ? | ? |
A-pa-tit | ? | ? |
Đá vôi xi măng | ? | ? |
Titan | ? | ? |
Trả lời rút gọn:
Loại khoáng sản | Tên một số mỏ khoáng sản chính | Nơi phân bố |
Than đá | Cẩm Phả, Lạc Thủy, Quỳnh Nhai, Sơn Dương,... | Quảng Ninh, Tuyên Quang (vùng Đông Bắc) |
Dầu mỏ | Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng,... | Thềm lục địa phía Nam |
Khí tự nhiên | Thới Bình, Tiền Hải,... | Bà Rịa-Vũng Tàu, Thái Bình. |
Bô-xít | Đắk Nông, Măng Đen, Krông Buk,... | Tây Nguyên |
Sắt | Tùng Bá, Trại Cao, Trấn Yên,... | Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai |
A-pa-tit | Cam Đường | Lào Cai |
Đá vôi xi măng | Tiền Hải, Lan Tây – Lan Đỏ, Rồng Đôi, Hải Thạch,... | Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hóa |
Titan | Phú Vang, Kỳ Anh,... | Duyên hải miền Trung |
2. NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ
Dựa vào kết quả của mục 1 và kiến thức đã học, em hãy giải thích sự phân bố của các loại khoáng sản nêu trên.
Trả lời rút gọn:
- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng do nằm ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng và có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, phức tạp.
- Phần lớn các mỏ có trữ lượng trung bình và nhỏ.
- Các mỏ nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gáy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xảm nhập hoặc phun trào, như vùng nủi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,…