Slide bài giảng lịch sử 8 chân trời bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Slide điện tử bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 21: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KĨ XIX

 

1. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG (1885 - 1896).

CH1: Quan sát lược đồ 21.1 (SGK trang 85), dựa vào thông tin trong bài học, em hãy nêu tên và vị trí diễn ra một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa này là gì?

Trả lời rút gọn:

  • Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương:

1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883) - Bãi Sậy, Khoái Châu (nay thuộc Hưng Yên).

2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886) - Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa)

3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1888) - Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

  •  Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa:

- Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi.

- Lãnh đạo: gồm các văn thân sĩ phu yêu nước.

- Mục tiêu chung: đánh Pháp, giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.

- Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc người thiểu số.

- Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.

=> Đây là phong trào yêu nước trên lập trường phong kiến.

 

CH2: Tại sao gọi là "Phong trào Cần Vương"? 

Trả lời rút gọn:

Cần Vương được hiểu là giúp vua, nó có ý nghĩa cho sự phò vua giúp nước. Thực chất phong trào Cần Vương là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang diễn ra trên phạm vi cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng từ chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.

 

2. KHỞI NGHĨA YÊN THẾ (1884 - 1913).

CH: Em hãy xây dựng một trục thời gian từ năm 1884 đến năm 1913 thể hiện những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Trả lời rút gọn:

Trục thời gian Khởi nghĩa Yên Thế

 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

CH1: Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?

Trả lời rút gọn:

 

Phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

Người lãnh đạo

Các văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương.

Nông dân, đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)

Mục tiêu

Chống Pháp dành lại độc lập dân tộc

Mong muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và sơ khai về kinh tế xã hội.

Địa bàn hoạt động

Hoạt động rộng khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Hoạt động ở vùng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang.

Tính chất

Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.

Là phong trào nông dan mang tính tự phát.

Thời gian hoạt động

Phát triển qua 2 giai đoạn và kết thúc sớm hơn phong trào nông dân Yên Thế.

Phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.

 

CH2: Em hãy tìm hiểu thêm về các cuộc đấu tranh chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX theo những gợi ý sau: Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo, lực lượng tham gia, địa bàn hoạt động, những trận đánh tiêu biểu.

Trả lời rút gọn:

Gợi ý:

 

Khởi nghĩa Hương Khê

Khởi nghĩa Yên Thế

Thời gian

1885 - 1896

1884 - 1913

Người lãnh đạo

Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

Giai đoạn 1: Đề Nắm.

Giai đoạn 2: Đề Thám.

Lực lượng tham gia

Trí thức, nhân dân lao động nghèo.

Nông dân.

Địa bàn hoạt động

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Yên Thế (phía tây bắc tỉnh Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.

Những trận đánh tiêu biểu

  • Trận chống càn ở Cồn Chùa và Khe Đen do Đề Niên (Phan Bá Niên) chỉ huy.

  • Trận tấn công đồn Dương Liễu.

  • Trận tấn công huyện lỵ Hương Sơn.

  • Trận chống càn ở La Sơn và Thường Sơn do Đề Thăng và Phan Trọng Mưu chỉ huy

  • Trận phục kích đánh chặn quân Pháp tại làng Hốt (Phú Lộc, Can Lộc) do Đốc Chanh (Nguyễn Chanh) và Đốc Trạch (Nguyễn Trạch) chỉ huy.

  • Trận Trường Lưu (Can Lộc).

  • Trận chống càn ở Cao Thượng;

  • Trận đánh ở Hồ Chuối

  • Cuộc nổi dậy của lính khố xanh tại Bắc Ninh, Nam Định, Nhã Nam.