Slide bài giảng địa lí 8 chân trời bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

Slide điện tử bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 13: ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VẬT VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

MỞ ĐẦU

Hãy nêu một số ví dụ về đa dạng sinh học và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta.

Trả lời rút gọn:

Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm. 

 

1. ĐA DẠNG SINH VẬT Ở VIỆT NAM

CH: Dựa vào các hình 13.1, 13.2 và thông tin trong bài, em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về: thành phần loài, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái.

Trả lời rút gọn:

Đa dạng về thành phần loài và gen di truyền:

- Trong tự nhiên ở nước ta đã phát hiện hơn 50 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 20 000 loài thực vật, 10 500 loài động vật trên cạn. Ngoài ra, còn có rất nhiều loài động vật biển, vỉ sinh vật,...

- Trong mỗi loài lại có số lượng cá thể rất lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen di truyền.

Đa dạng về hệ sinh thái:

- Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn có các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa,...

- Một số nơi còn có các hệ sinh thái rừng ôn đới trên núi, trảng cỏ, cây bụi,...

 

2. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM

CH: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy lấy ví dụ chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta.

Trả lời rút gọn:

- Suy giảm hệ sinh thái:

+ Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước của nước ta bị suy giảm đáng kể về diện tích, số lượng và chất lượng. Hiện nay, các hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh. 

+ Các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô cũng bị giảm đáng kể do tác động của con người.

- Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật:

+ Một số loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt như các loài gỗ quý (đỉnh, lim, sến, táu,...).

+ Nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng như: tê giác, voi, hổ,... và một số loài chim như: vẹt ngũ sắc, sếu đầu đỏ, gà lam đuôi trắng,...

- Suy giảm nguồn gen: Sự suy giảm các hệ sinh thái đã làm giảm số lượng loài, số lượng cá thể => suy giảm các nguồn gen quý hiếm trong tự nhiên.

 

LUYỆN TẬP

CH: Cho bảng số liệu:

Diện tích rừng của nước ta, giai đoạn 1943 - 2021

(Đơn vị: triệu ha)

Năm

1943

1983

1995

2005

2010

2021

Tổng diện tích rừng

14,3

7,2

9,3

12,7

13,4

14,8

Rừng tự nhiên

14,3

6,8

8,3

10,2

10,3

10,2

Rừng trồng

0

0,4

1,0

2,5

3,1

4,6

Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy nhận xét về sự thay đổi điện tích rừng của nước ta trong giai đoạn 1943 — 2021. Nguyên nhân nào dẫn đên sự thay đổi đó?

Trả lời rút gọn:

- Trong giai đoạn 1943 - 1983: Tổng diện tích rừng nước ta giảm mạnh (từ 14,3 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha) do các tác động tiêu cực từ thiên nhiên và con người. Cụ thể, diện tích rừng tự nhiên giảm từ 14,3 triệu ha xuống còn 6,8 triệu ha. Diện tích rừng trồng là 0,4 triệu ha.

- Trong giai đoạn 1983 - 2021: Tổng diện tích rừng tăng từ 7,2 triệu ha lên 14,8 triệu ha. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên tăng từ 6,8 triệu ha lên 10,2 triệu ha, diện tích rừng trồng tăng từ 0,4 triệu ha lên 4,6 triệu ha.

 

VẬN DỤNG

Hãy lên kế hoạch chăm sóc, bảo vệ cây xanh, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp ở trường học hoặc khu dân cư. Em hãy cùng các bạn và người thân thực hiện kế hoạch đó.

Trả lời rút gọn:

KẾ HOẠCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XANH TRONG KHUÔN VIÊN TRƯỜNG THCS ……….

1. Mục đích:

- Tổ chức, thực hiện trồng cây xanh, sạch đẹp nhằm tạo môi trường cảnh quan xanh, bóng mát xung quanh ngôi trường mình đang học tập.

- Tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức trách nhiệm của các bạn học sinh, các vị phụ huynh, giáo viên và nhân viên trường học,… trong việc trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh, cải thiện môi trường và cảnh quan sư phạm; bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Yêu cầu

- Cây trồng trong trường học phải lựa chọn kỹ về loại cây, đảm bảo tiêu chuẩn cây giống tốt, có giá trị nhiều mặt, vừa tạo bóng mát vừa có giá trị về kinh tế phải trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ cây tốt.

3. Thời gian

- Trồng cây: bắt đầu thực hiện từ ngày …./…../….. đến ngày …./…../…..

- Chăm sóc cây: thực hiện liên tục từ sau khi trồng cây

4. Đối tượng tham gia

- Học sinh, giáo viên và nhân viên trong trường học

- Đại diện Hội phụ huynh học sinh của từng chi đội.

5. Nội dung thực hiện

5.1 Trồng cây:

- Mỗi chi đội thực hiện trồng 4 cây, tại 4 vị trí: trong sân trường; khu vực sát tường rào; vườn trường và bồn hoa.

- Loại cây trồng:

+ Trong sân trường: Trồng các loại cây có bộ rễ chắc - khoẻ, tán rộng - to - cao - cho bóng mát tốt (Xà cừ, Phượng vĩ,…); hạn chế trồng các loại cây trút lá nhiều lần trong năm, cây có gai, các loại cây hấp dẫn ruồi, nhặng, sâu, bọ.

+ Khu vực sát tường rào: trồng các loại cây xanh tốt hầu hết thời gian trong năm, như: nguyệt quế,trắc bách diệp,…

+ Khu vực vườn trường: có thể trồng xen lẫn các loại cây, như: cây xanh cho bóng mát, cây cảnh, cây hoa, cây ăn trái, cây thuốc nam, … vừa tạo cảnh quan, vừa có thể phục vụ cho các môn học theo khối lớp.

+ Khu vực bồn hoa: trồng các loại cây tạo cảnh quan đẹp, như: Mắt nai lá tím, chuỗi ngọc, hoa ngũ sắc; cúc mặt trời,…

5.2 Chăm sóc cây

- Hàng tuần các chi đội cử các thành viên chăm sóc cây sau khi trồng (tưới nước, bón phân…)
- Nhà trường phân công các cá nhân hỗ trợ việc chăm sóc cho các chi đội

6. Kinh phí thực hiện

- Nguồn huy động sự đóng góp của các cá nhân học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhân viên trường học.

- Nguồn kinh phí phong trào “kế hoạch nhỏ”, thu gom phế liệu (giấy vụn, rác thải nhựa,…)