Slide bài giảng lịch sử 8 chân trời bài 16: Nhật Bản

Slide điện tử bài 16: Nhật Bản. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 16: NHẬT BẢN

 

1. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ.

CH1: Dựa vào tư liệu 16.1 (SGK trang 66), em hãy cho biết mục đích của cuộc Duy tân Minh Trị là gì. 

Trả lời chi tiết:

Mục đích của cuộc Duy tân Minh Trị: Lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

 

CH2: Nêu nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị. 

Trả lời chi tiết:

- Nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị:

  • Về chính trị: Thành lập chính phủ theo mô hình của Đức sau thống nhất (1871); ban hành Hiến pháp (1889), lập Quốc hội.

  • Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thị trường; cho phép mua bán ruộng đất; xây dựng đường sá, cầu cống,...; phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

  • Về giáo dục: Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc; tăng cường nội dung khoa học - kĩ thuật; cử thanh niên ưu tú đi du học ở phương Tây.

  • Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí.

- Ý nghĩa:

 Đối với Nhật Bản:

  • Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật từ nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường TBCN.

  • Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á, một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á.

  • Làm cho nước Nhật thoát khỏi số phận bị xâm lược.

  • Cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc Cách mạng Tư sản không triệt để, diễn ra dưới hình thức một cuộc cải cách kinh tế.

Đối với Quốc tế: Cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng đến các nước trong khu vực, được nhiều người chủ trương canh tân đất nước ở Trung Quốc(Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu,…); ở Việt Nam (Phan Bội Châu,…) tìm hiểu và học hỏi.

 

2. SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC Ở NHẬT VÀO CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX.

CH: Quan sát lược đồ 16.3 (SGK trang 67) và dựa vào thông tin trong bài, em hãy nêu những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Trả lời chi tiết:

  • Cuối thế kỉ XIX, nhiều công ty độc quyền xuất hiện ở Nhật Bản như Mit-su-bi-si (Mitsubisi), Mít-xưi (Mitsui) giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị.

  • Bước sang thế kỉ XX, Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng, tiến hành chiến tranh với Trung Quốc (1894 — 1895), Nga (1904 - 1905) và chiếm đóng nhiều thuộc địa như Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin (Sakhalin), Triều Tiên, Sơn Đông,...

  • Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một đế quốc hùng mạnh ở châu Á.

 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

CH1: Trong cuộc Duy tân Minh Trị, cải cách nào có ý nghĩa quan trọng nhất để Nhật Bản trở thành đế quốc hùng mạnh vào đầu thế kỉ XX.

Trả lời chi tiết:

Trong cuộc Duy tân Minh Trị, cải cách trên lĩnh vực giáo dục có ý nghĩa quan trọng nhất giúp Nhật Bản trở thành đế quốc hùng mạnh. Vì:

+ Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và truyền bá văn minh nhân loại; là động lực quan trọng để phát huy nguồn lực con người, thúc đẩy đất nước phát triển.

+ Ở các quốc gia, giáo dục luôn được coi là một trong những quốc sách hàng đầu, có nhiệm vụ: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.

 

CH2: Sau khi tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, theo em, cần học hỏi điều gì để đất nước phát triển. 

Trả lời chi tiết:

Theo em, để đất nước phát triển, cần biết nghiên cứu, học hỏi và tiếp thu có chọn lọc những tri thức tiến bộ của các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới, từ đó, áp dụng vào để cải cách, thay đổi những thứ đã lạc hậu, bất hợp lí còn tồn tại ở đất nước mình trên tất cả các phương diện, hướng đến một xã hội văn minh, tốt đẹp hơn.