Slide bài giảng KHTN 7 kết nối bài 5: phân tử - đơn chất – hợp chất (4 tiết)
Slide điện tử bài 5: phân tử - đơn chất – hợp chất (4 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 5. PHÂN TỬ - ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Hàng chục triệu chất hóa học đã biết được phân loại như thế nào để dễ nghiên cứu và sử dụng?
Trả lời rút gọn:
Chất hóa học phân loại thành đơn chất và hợp chất.
I. Đơn chất và hợp chất
Câu hỏi: Quan sát các mô hình trong Hình 5.1, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu sau:
Dựa vào thành phần nguyên tố, em hãy phân loại các chất trên thành hai loại: chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học và chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học.
Trả lời rút gọn:
Chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học: a, b, c.
Chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học: d, e.
1. Đơn chất
Câu hỏi: Tượng đồng, nhiên liệu hydrogen, đồ trang sức bằng kim cương trong Hình 5.2 là ví dụ về ứng dụng của đồng, hydrogen và carbon. Em hãy kể ra các ứng dụng khác của đồng, hydrogen và carbon mà em biết.
Trả lời rút gọn:
ứng dụng: dây điện bằng đồng, khí bơm vào bóng bay, than đốt,…
2. Hợp chất
Câu 1: Hãy trình bày sự khác biệt giữa đơn chất oxygen và hợp chất carbon dioxide về thành phần nguyên tố và vai trò của chúng đối với sự sống và sự cháy
Trả lời rút gọn:
Sự khác biệt: Đơn chất oxygen được tạo nên từ một nguyên tố hóa học, còn hợp chất carbon dioxide được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học
Vai trò: Carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp cho cây xanh, oxygen cần thiết cho sự cháy và hô hấp của con người.
Câu 2: Hãy dự đoán số lượng của các đơn chất nhiều hơn hay ít hơn số lượng của các hợp chất. Giải thích
Trả lời rút gọn:
Dự đoán: số lượng của các đơn chất ít hơn số lượng của các hợp chất. Vì các đơn chất trong tự nhiên thường phản ứng hóa học với nhau tạo thành hợp chất.
II. PHÂN TỬ
Câu hỏi: Sử dụng giá trị khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn để tính khối lượng phân tử của các chất được biểu diễn trong Hình 5.3a và Hình 5.3b
Trả lời rút gọn:
Khối lượng phân tử Nitrogen : 2 x 14 = 28
Khối lượng phân tử Methane : 4 x 1 + 12 = 16