Slide bài giảng KHTN 7 kết nối bài 19: Từ trường (4 tiết)
Slide điện tử bài 19: Từ trường (4 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 19. TỪ TRƯỜNG
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Đặt kim nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác, kim nam châm luôn nằm cân bằng theo hướng Bắc – Nam. Vì sao? Đặt kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh một nam châm thẳng như hình trên, kim nam châm nằm theo các hướng khác nhau. Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Do Trái Đất cũng được coi là một nam châm khổng lồ nên kim nam châm vẫn luôn nằm cân bằng theo hướng của Trái Đất (hướng Bắc – Nam). Đặt kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh một nam châm, kim nam châm nằm theo hướng khác nhau, vì khi đặt nam châm và kim nam châm khác cực thì chúng có xu hướng hút nhau.
I. TỪ TRƯỜNG
Câu hỏi: Có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách nào?
Trả lời rút gọn:
Bằng cách dùng nam châm thử.
II. TỪ PHỔ
Câu 1: Các mạt sắt xung quanh nam châm (Hình 19.2) được sắp xếp thành những đường như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm.
Câu 2: Ở vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp dày, vùng nào sắp xếp thưa?
Trả lời rút gọn:
Ở càng gần nam châm, các đường mạt sắt sắp xếp dày. Càng ra xa nam châm, những đường này sắp xếp thưa.
III. Đường sức từ
Câu 1: Dùng bút tô dọc theo các đường mạt sắt nối từ cực nọ sang cực kia của nam châm trên tấm nhựa, ta sẽ được các đường gọi là đường sức từ (Hình 19.3)
Trả lời rút gọn:
Câu 2: Đặt một kim nam châm nhỏ trên một đường sức và di chuyển kim nam châm theo đường sức từ.
Có nhận xét gì về sự định hướng của kim nam châm khi di chuyển trên đường sức từ?
Đánh dấu mũi tên tại mỗi vị trí đặt kim nam châm trên dường sức từ theo chiều từ cực Nam đến cực Bắc của kim.
Quy ước chiều đường sức từ là chiều từ cực Nam đến cực Bắc của kim nam châm đặt cân bằng trên đường sức từ đó.
Vẽ một số đường sức từ của nam châm và đánh dấu chiều của đường sức từ.
Trả lời rút gọn:
Câu 1: Xác định chiều đường sức từ của một nam châm thẳng trong Hình 19.5
Trả lời rút gọn:
Chiều đường sức từ của một nam châm thẳng trong Hình 19.5
Câu 2: Hình 19.6 cho biết từ phổ của nam châm hình chữ U. Dựa vào đó hãy vẽ đường sức từ của nó. Có nhận xét gì về các đường sức từ của nam châm này?
Trả lời rút gọn:
Đường sức từ của nam châm hình chữ U:
Nhận xét: Càng gần đầu thanh nam, đường sức càng mau hơn (từ trường càng mạnh hơn). Đường sức từ của từ trường trong khoảng không gian giữa hai cực của nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau. Từ trường trong khu vực đó là từ trường đều.
IV. Từ trường Trái Đất
Câu hỏi: Bằng cách nào chứng tỏ xung quanh Trái Đất có từ trường?
Trả lời rút gọn:
Sử dụng la bàn, ta thấy kim nam châm trong la bàn luôn quay về hướng bắc và nam, chứng tỏ 2 cực của trái đất cũng là 2 cực của nam châm.