Slide bài giảng Khoa học tự nhiên 9 kết nối bài 6: Phản xạ toàn phần
Slide điện tử bài 6: Phản xạ toàn phần. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 6. PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Xét sự truyền sáng từ bản bán trụ thủy tinh ra không khí, khi góc tới bằng 41o, ta quan sát được đồng thời tia phản xạ và tia khúc xạ gần bằng 90o như hình bên. Theo em, khi góc tới tiếp tục tăng lên tới giá trị 60o thì tia sáng sẽ truyền như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Khi tiếp tục tăng góc tới lên tới giá trị 60o, không còn tia khúc xạ và toàn bộ tia sáng bị phản xạ.
I. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG TỪ MÔI TRƯỜNG CHIẾT SUẤT LỚN VÀO MÔI TRƯỜNG CHIẾT SUẤT NHỎ HƠN
Hoạt động: Thí nghiệm về phản xạ toàn phần
Chuẩn bị:
- Một bảng thí nghiệm có gắn tấm nhựa in vòng tròn chia độ;
- Một bản bán trị bằng thủy tinh;
- Đèn 12V – 21W có khe cài bản chắn sáng;
- Nguồn điện (biến áp nguồn).
Tiến hành:
- Bố trí thí nghiệm như Hình 6.1.
- Chiếu chùm sáng hẹp truyền từ bản bán trụ ra không khí, tăng dần góc tới i và quan sát chùm sáng phản xạ và chùm sáng khúc xạ ra không khí.
- Quan sát và ghi chép đặc điểm nhìn thấy của chùm sáng khúc xạ và phản xạ vào vở theo mẫu Bảng 6.1.
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Góc khúc xạ lớn hơn hay nhỏ hơn góc tới?
2. Khi nào sẽ xảy ra hiện tượng chỉ có tia phản xạ?
Trả lời rút gọn:
1. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
2. Hiện tượng chỉ có tia phản xạ khi góc tới vượt quá một góc tới giới hạn cụ thể.
II. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
Hoạt động 1: Tính góc tới hạn phản xạ toàn phần trong trường hợp tia sáng chiếu từ bản bán trụ thủy tinh (chiết suất n1 = 1,5) ra không khí (chiết suất n2 = 1).
Trả lời rút gọn:
Hoạt động 2: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm ở Hình 6.1 xác định giá trị ith, so sánh kết quả với câu 1 và rút ra nhận xét.
Trả lời rút gọn:
- Giá trị thu được gần giống với kết quả câu 1.
- Nhận xét: Khi góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn thì tia sáng sẽ bị phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu hỏi: Chiếu một tia sáng từ nước tới mặt phân cách giữa nước và không khí. Biết chiết suất của nước và không khí lần lượt là n1 = , n2 = 1.
a) Tính góc khúc xạ trong trường hợp góc tới bằng 30o.
b) Tính góc tới bằng 60o thì có tia khúc xạ không? Tại sao?
Trả lời rút gọn:
a)
b)
Vì i > igh (60o > 48,59o) nên không còn tia khúc xạ, lúc này toàn bộ tia sáng bị phản xạ ở mặt phân cách.
III. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
Câu hỏi: Giải thích vì sao chỉ quan sát được hiện tượng ảo ảnh ở khoảng cách rất xa, khi lại gần thì không thấy nữa.
Trả lời rút gọn:
Vì ở khoảng cách này ánh sáng truyền xuống phía dưới sẽ bị khúc xạ với góc khúc xạ lớn. Khi góc khúc xạ đạt giá trị giới hạn (xấp xỉ 90 độ), tia sáng sẽ không thể khúc xạ được nữa mà sẽ bị phản xạ trở lại phía trên (hiện tượng phản xạ toàn phần) nên ta nhìn thấy được ảnh ảo. Còn khi đến gần ảnh ảo biến mất do không đủ điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Hoạt động: Thực hiện yêu cầu sau:
1. Giải thích sự truyền ánh sáng trong sợi quang.
2. Nêu một số ứng dụng của sợi quang trong y học, công nghệ thông tin.
Trả lời rút gọn:
1. Tia tới đi từ không khí sang lõi có chiết suất n1 thì bị khúc xạ. Tia khúc xạ tới mặt tiếp xúc giữa lõi và vỏ, dưới góc tới i lớn hơn igh thì bị xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. Hiện tượng phản xạ toàn phần được lặp lại nhiều lần liên tiếp tại các điểm tiếp xúc giữa lõi và vỏ.
2.
- Trong công nghệ thông tin sợi quang dùng để truyền dữ liệu.
- Trong y học: Sử dụng trong các thiết bị chẩn đoán hình ảnh nhứ MRI, CT, PET,..; Ngoài ra sợi quang còn dùng để dẫn ánh sáng laser đến vị trí cần điều trị giúp các quá trình phẫu thuật trở nên dễ dàng hơn.