Slide bài giảng Khoa học tự nhiên 9 kết nối bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế các định giới tính
Slide điện tử bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế các định giới tính. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 44. NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH VÀ CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Một cặp vợ chồng có thể sinh con trai hoặc con gái. Theo em, giới tính của con do bố hay mẹ truyền cho? Giải thích.
Trả lời rút gọn:
Giới tính của con được xác định bởi NST (Nhiễm sắc thể) mà bố truyền cho. Trong quá trình giảm phân, người mẹ chỉ sản sinh ra trứng mang NST X, trong khi người bố tạo ra hai loại tinh trùng: một mang NST X và một mang NST Y. Khi sự thụ tinh xảy ra giữa một trứng mang NST X và một tinh trùng mang NST X, kết quả sinh ra là con gái. Ngược lại, sự thụ tinh giữa một trứng mang NST X và một tinh trùng mang NST Y sẽ sinh ra con trai.
I. NHIỄM SẮC THỂ THƯỜNG VÀ NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH
Hoạt động: Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 44.1, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nhận xét về số lượng, hình dạng của NST thường, NST giới tính.
2. Nêu khái niệm NST thường, NST giới tính.
Trả lời rút gọn:
1. Nhận xét về số lượng, hình dạng của NST thường, NST giới tính:
| NST thường | NST giới tính |
Số lượng | Có nhiều cặp (ví dụ ở người có 22 cặp NST thường) | Có 1 cặp |
Hình dạng | Tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở hai giới | Tồn tại thành cặp tương đồng (giới đồng giao) hoặc không tồn tại thành cặp tương đồng (giới dị giao), khác nhau ở hai giới. |
2. Khái niệm
- NST thường gồm nhiều cặp tương đồng giống nhau giữa giới đực và cái, chứa gene quy định tính trạng thường.
- NST giới tính thường có một cặp tương đồng hoặc không tương đồng, khác nhau giữa giới đực và cái, chứa các gene quy định giới tính và các gene khác.
II. CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
Hoạt động: Quan sát Hình 44.2 và đọc thông tin trên, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người.
2. Giải thích vì sao trong thực tế, tỉ lệ bé trai và bé gái sơ sinh xấp xỉ 1:1.
Trả lời rút gọn:
1. - Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.
- Cơ thể mẹ giảm phân cho ra 1 loại trứng: mang NST 22A + X và 3 thể cực → giới đồng giao tử
- Cơ thể bố giảm phân cho ra 4 tinh trùng thuộc 2 loại là: NST 22A + X và NST 22A + Y → giới dị giao tử
- Giao tử X của mẹ kết hợp với giao tử (X và Y) của bố tạo ra hợp tử: XX (con gái) và XY (con trai) với tỷ lệ xấp xỉ 1 : 1 → cân bằng giới tính.
2. Do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1. Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau có sức sống ngang nhau do đó tỉ lệ bé trai : bé gái xấp xỉ 1 : 1.
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HÓA GIỚI TÍNH
Câu hỏi: Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính và lấy thêm ví dụ.
Trả lời rút gọn:
- Yếu tố bên trong: Hormone sinh dục có thể tác động vào những giai đoạn sớm trong sự phát triển.
Ví dụ: Khi tiêm corticosterone liều cao vào cơ thể gà mái 5 giờ trước khi rụng trứng đã nâng cao tỉ lệ sinh gà trống.
- Yếu tố bên ngoài: nhiệt độ ấp trứng sau thụ tinh ở một số loài bò sát, ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng ra hoa ở một số loại thực vật,…
Ví dụ: hoa lan (Catasetum viridiflavum) sinh trưởng và phát triển trong điều kiện có ánh sáng mạnh cho hoa cái, ngược lại trong điều kiện có ánh sáng yếu cho hoa đực;…