Slide bài giảng Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 2)
Slide điện tử Bài tập (Chủ đề 2). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 2
Câu 1: Chiếu tia sáng từ không khí vào rượu với góc tới bằng 60°. Biết chiết suất của rượu là 1,36. Tính góc khúc xạ trong trường hợp này.
Trả lời rút gọn:
n1 x sin(i) = n2 x sin(r) => sin(r) = n1 x sin(i) / n2 = 0,441
=> r = arcsin(0,441) = 26,4 °
Câu 2: Ở hình 3.3, nếu thay tia sáng đỏ bằng ánh sáng trắng thì có xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng không? Vẽ hình giải thích dự đoán
Trả lời rút gọn:
Có xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng khi thay tia sáng đỏ bằng ánh sáng trắng. Vì ánh sáng trắng là tập hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau.
Khi tia sáng trắng đi qua lăng kính, các ánh sáng đơn sắc sẽ bị lệch khúc ở các mức độ khác nhau do chiết suất của lăng kính khác nhau đối với các ánh sáng đơn sắc. Do đó, tia sáng trắng sẽ bị tách ra thành nhiều tia sáng đơn sắc, tạo thành quang phổ.
Câu 3: Ở hình 1, vì sao bông hoa hồng có màu đỏ và lá có màu xanh?
Trả lời rút gọn:
Ánh sáng từ mặt trời là ánh sáng trắng, bao gồm nhiều ánh sáng đơn sắc với các màu khác nhau. Khi ánh sáng trắng đi qua cánh hoa hồng, các sắc tố anthocyanin trong cánh hoa sẽ hấp thụ các ánh sáng đơn sắc có màu khác (như xanh lam, lục, vàng) và phản xạ ánh sáng đơn sắc màu đỏ. Do đó, mắt ta nhìn thấy hoa hồng có màu đỏ.
Câu 4: Dòng chữ trên trang sách được đặt cách thấu kính hội tụ 5 cm cho ảnh ảo có chiều cao gấp đôi. Tìm tiêu cự của thấu kính.
Trả lời rút gọn:
- Ảnh ảo có chiều cao gấp đôi vật => d’ = 2d (1)
- Ta có: 1/f = 1/d + 1/d’ => thay (1) vào ta có: 1/f = 3/2d => f = 3,33(cm)