Slide bài giảng Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 40: Di truyền học người
Slide điện tử bài 40: Di truyền học người. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 40: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Mở đầu: Thalassemia là bệnh thiếu máu tan huyết bẩm sinh. Khi bố và mẹ đều mang gene bệnh nhưng không bị bệnh (kiểu gene dị hợp tử về tính trạng bệnh thì con sinh ra có khả năng mắc bệnh này khoảng 25%, con bình thường mang allele gây bệnh chiếm khoảng 50%. Trên cơ sở di truyền học bệnh Thalassemia, giải thích ý nghĩa của việc tư vấn di truyền trước hôn nhân.
Trả lời rút gọn:
- Giúp các cặp vợ chồng hiểu rõ về nguy cơ di truyền bệnh cho con
- Giúp các cặp vợ chồng lựa chọn phương pháp sinh sản phù hợp
- Giúp nâng cao nhận thức về bệnh Thalassemia
- Góp phần giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh Thalassemia
I. MỘT SỐ TÍNH TRẠNG Ở NGƯỜI
Câu 1: Dựa vào hình 40.1, mô tả một số tính trạng của bản thân và những người xung quanh.
Trả lời rút gọn:
Bản thân: Dái tai dính. Có lúm đồng tiền. Ngón tay út thẳng. Da ngăm. Mắt đen. Tóc thẳng.
Những người xung quanh:
+ Người thứ nhất: Dái tai rời, không có lúm đồng tiền, ngón tay út cong, da trắng, mắt đen, tóc xoăn.
+ Người thứ hai: Dái tai dính, có lúm đồng tiền, ngón tay út thẳng, da ngăm, mắt nâu, tóc quăn.
Câu 2: Quan sát bảng 40.1, hãy xếp thành nhóm các kiểu hình của cùng một tính trạng với nhau.
Trả lời rút gọn:
- Tính trạng tóc:Tóc vàng, tóc đen, tóc xoăn, tóc thẳng
- Tính trạng da:Da vàng, da đen, da trắng
- Tính trạng mũi: Mũi cao, mũi thấp
- Tính trạng mắt: Mắt đen, mắt xanh
- Tính trạng nhóm máu: Nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB, nhóm máu O
II. BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
Câu 1: Quan sát hình 40.2:
a) Sắp xếp mỗi trường hợp có trong hình vào 3 nhóm tương ứng: bệnh di truyền, tật di truyền và hội chứng.
b) Mô tả đặc điểm bên ngoài để nhận biết những người mắc hội chứng, bệnh, tật di truyền có trong hình.
Trả lời rút gọn:
a)
- Bệnh di truyền: Hở khe môi, hàm; bạch tạng.
- Tật di truyền: Câm điếc bẩm sinh.
- Hội chứng: Turner, Down, Dính ngón tay.
- Hội chứng Turner: Chiều cao thấp hơn trung bình, cổ ngắn, ngực rộng, bàn tay, bàn chân bị sưng phù, cơ quan sinh dục không phát triển.
b)
- Hội chứng Down: Mắt xếch. tai thấp, lưỡi hơi thể ra ngoài, cổ ngắn, chiều cao thấp hơn trung bình, cơ bắp yếu hoặc khớp lỏng lẻo.
- Dính ngón tay: Hai hoặc nhiều ngón tay dính liền nhau.
- Hở khe môi, hàm: Môi hoặc hàm bị hở.
- Câm điếc bẩm sinh: Không nghe và không nói được.
- Bạch tạng: Da, tóc, lông mi, lông mày màu trắng, mắt xanh hoặc đỏ.
Câu 2: Hãy xác định các bệnh, hội chứng di truyền dưới đây là do đột biến trên gene hay nhiễm sắc thể bằng cách hoàn thành bảng 40.2
Trả lời rút gọn:
Bệnh/Hội chứng | Đột biến gene | Đột biến NST |
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm | Có | Không |
Bệnh máu khó đông | Có | Không |
Bệnh bạch cầu tuỷ xương mạn tính | Có | Không |
Hội chứng Cri-du-chat | Không | Có (mất đoạn NST 5) |
Hội chứng Patau | Không | Có (thừa NST 13) |
Hội chứng Edward | Không | Có (thừa NST 18) |
Vận dụng: Chất độc da cam là tên gọi của một loại thuốc diệt có có chứa chất độc dioxin. Vi sao con, cháu của những người bị nhiễm chất độc da cam có nguy cơ bị dị dạng bẩm sinh?
Trả lời rút gọn:
Con, cháu của những người bị nhiễm chất độc da cam có nguy cơ bị dị dạng bẩm sinh bởi vì chất độc da cam có khả năng gây đột biến gen.
Dioxin, một thành phần chính trong chất độc da cam, có thể gây ra các đột biến gen ở cả tế bào sinh dục (tinh trùng và trứng) và tế bào soma (tế bào cơ thể).
III. VAI TRÒ CỦA DI TRUYỀN HỌC VỚI HÔN NHÂN.
Câu 1: Trong những trường hợp nào nên có sự tư vấn di truyền?
Trả lời rút gọn:
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền
- Mang thai
- Sẩy thai nhiều lần
- Vô sinh
- Chuẩn bị kết hôn
Vận dụng: Để bảo vệ giống nòi của loài người, với tư cách là một công dân toàn cầu, hãy nêu một số việc làm để thực hiện mục tiêu này.
Trả lời rút gọn:
Một số hành động thiết thực sau:
+ Nâng cao nhận thức về di truyền học
+ Thúc đẩy lối sống lành mạnh
+ Chăm sóc sức khỏe sinh sản
+ Hỗ trợ các nghiên cứu di truyền
+ Góp phần xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh