Slide bài giảng Khoa học 5 cánh diều Bài 4: Sự biến đổi hóa học của chất

Slide điện tử Bài 4: Sự biến đổi hóa học của chất. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học 5 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 4. SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC CỦA CHẤT

MỞ ĐẦU

Nêu một số cách em có thể làm để biến đổi một tờ giấy.

Trả lời rút gọn:

Một số cách em có thể làm để biến đổi một tờ giấy: vò tờ giấy lại, đốt tờ giấy, ngâm nước,...

1. SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC

Quan sát: Sự biến đổi của đường trong trường hợp nào dưới đây là biến đổi hóa học và trường hợp nào không phải biến đổi hóa học? Vì sao?

Trả lời rút gọn:

- Trường hợp 2 là biến đổi hóa học vì nó đã có sự biến đổi về màu sắc, mùi khét và chuyển trạng thái lỏng.

- Trường hợp 1 không phải biến đổi hóa học vì không có sự biến đổi màu sắc và mùi

Thí nghiệm 1: Tìm hiểu sự biến đổi của gạo

- Hạt gạo khi được nghiền nhỏ có sự biến đổi gì so với hạt gạo chưa nghiền?

- Gạo và cơm có màu sắc, mùi, vị giống nhau không?

- Khi nấu thành cơm, hạt gạo đã có sự biến đổi gì?

Trả lời rút gọn:

- Sau khi nghiền hạt gạo có hình dạng bột nhỏ, mịn hơn

- Gạo và cơm có màu sắc, mùi, vị khác nhau

- Khi nấu thành cơm, hạt gạo đã có sự biến đổi hoá học: hạt gạo mềm và dễ ăn hơn, có mùi thơm, ăn vào có vị ngọt thanh,...

Thí nghiệm 2: Tìm hiểu sự biến đổi của vỏ trứng

- Cho biết vỏ trứng nào bị biến đổi hóa học. Vì sao em biết? 

- So sánh kết quả với dự đoán của em.

Trả lời rút gọn:

- Dự đoán vỏ trứng trong giấm sẽ bị biến đổi hóa học.

- Hiện tượng xảy ra trên vỏ trứng trong mỗi cốc:

+ Vỏ trứng trong cốc giấm (cốc A) sủi bọt trên bề mặt;

+ Vỏ trứng trong cốc nước (cốc B) và vỏ trứng để nguyên trên khay không có hiện tượng gì.

- Sau 5 phút, lấy vỏ trứng trong mỗi cốc ra khay, quan sát, chạm tay vào bề mặt vỏ trứng để cảm nhận ta thấy vỏ trứng trong cốc giấm mềm hơn vỏ trứng ở hai cốc còn lại.

- Vỏ trứng 1 bị biến đổi hóa học do vỏ trứng mềm hơn không còn cứng như ban đầu.

- Kết quả giống với em dự đoán

2. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC

Quan sát: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự biến đổi hóa học của chất? Vì sao?

Trả lời rút gọn:

Trường hợp hình 6, 9, 10 thể hiện sự biến đổi hóa học của chất vì nó có sự biến đổi về màu sắc, hình dạng, biến đổi thành chất khác.

Câu hỏi: Trong những cách em làm biến đổi tờ giấy, cách nào làm cho tờ giấy có sự biến đổi hóa học? Vì sao?

Trả lời rút gọn:

Đốt tờ giấy là sự biến đổi hóa học vì nó đã biến thành chất khác và có sự biến đổi về hình dạng, màu sắc,...

Luyện tập, vận dụng: Nêu ví dụ về sự biến đổi hóa học của chất trong thực tiễn và cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết sự biến đổi đó theo gợi ý sau.

Trả lời rút gọn:

Sự biến đổi hóa học của chất

Dấu hiệu nhận biết

- Sữa chua lên men

- Đốt củi

 

- Mùi vị chua thanh và thơm

- Màu sắc, hình dáng củi sau khi đốt thay đổi