Slide bài giảng Khoa học 5 cánh diều Bài 18: Phòng tránh bị xâm hại
Slide điện tử Bài 18: Phòng tránh bị xâm hại. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học 5 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 18. PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
MỞ ĐẦU
Chọn một trong các cảm giác dưới đây và chia sẻ với các bạn về tình huống khiến em có những cảm giác đó.
- Vui, phấn khởi: Buồn, lo lắng, giận, bực tức
- Tôn trọng, Coi thường
Trả lời rút gọn:
Cảm giác vui, phấn khởi: Khi đạt điểm cao.
Cảm giác buồn: Khi được điểm thấp.
1. BẢO VỆ SỰ TOÀN VẸN CỦA CÁ NHÂN
Câu hỏi: Theo em, bạn nào trong hình 1 có cảm giác an toàn, bạn nào có cảm giác không an toàn? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Hình a không có cảm giác an toàn vì cảm giác có người theo dõi
Hình b có cảm giác an toàn vì ở bên người thân và người tin tưởng
Câu hỏi: Kể một tình huống mà em có cảm giác an toàn hoặc không an toàn. Nêu những biểu hiện của cơ thể em trong tình huống đó.
Trả lời rút gọn:
Cảm thấy không an toàn là khi phải đi qua một khu vực hoang vắng vào buổi tối cảm thấy căng thẳng và lo sợ.
Câu hỏi: Hãy đọc tình huống trong hình 2 và cho biết:
• Cảm giác của bạn A trong câu chuyện như thế nào?
• Em phản đối hoặc đồng ý với hành động của bạn nào trong câu chuyện? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
• Buồn bã, cô đơn
• Phản đối với hành động của bạn C, D vì các bạn đấy chế diễu, bắt nạt bạn A
Đồng ý với hành động của bạn B vì các bạn đấy bênh vực, an ủi bạn A khi bạn bị bắt nạt.
Quan sát: Em phản đối những việc làm nào đối với trẻ em được thể hiện ở hình 3? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Phản đối những hình: b, c, e, g. Vì những hành động này gây ra cảm giác không an toàn và có nguy cơ gặp phải rủi ro hoặc nguy hiểm.
Câu hỏi: Kể tên một số hành động vi phạm quyền được an toàn của trẻ em
Trả lời rút gọn:
Xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động, bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt, được bảo vệ khỏi chất ma túy,...
Luyện tập, vận dụng: Dựa vào các tình huống sau, cho biết những hành động nào cần phản đối? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Tình huống 1: Cần phản đối vì gây khó chịu cho bạn nam học sinh
Tình huống 2: Cần phản đối vì gây sợ hãi và nguy hiểm cho bạn nữ
2. MỘT SỐ NGUY CƠ DẪN ĐẾN BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Thực hành: Nhận biết một số nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục cách phòng tránh.
+ Bước 1: Lựa chọn một trong các tình huống sau.
+ Bước 2: Thảo luận nhóm, phân tích nguy cơ có thể bị xâm hại tình dục trong mỗi tình huống đó và nêu biện pháp phòng tránh.
Ví dụ:
+ Bước 3: Báo cáo kết quả trước lớp.
Trả lời rút gọn:
Tình huống: Lên xe người lạ
Nguy cơ: Lên xe của người lạ có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Phòng tránh: Luôn từ chối mời lên xe của người lạ và luôn đi cùng người thân hoặc bạn bè trong các tình huống di chuyển.
Câu hỏi 1: Lập danh sách những người đáng tin cậy
Hãy lập danh sách những người tin cây có thể giúp em khi em cần giúp đỡ. Cho biết vì sao em chọn những người đó.
Trả lời rút gọn:
Bố, mẹ, ông, bà
Câu hỏi 2: Đưa ra yêu cầu với người tin cậy để được giúp đỡ
Cho tình huống sau:
“Bạn của em kể rằng: Một người quen của gia đình mỗi khi đến chơi đều nhìn bạn ấy rất chăm chú. Một lần lúc không có ai, người đó nói "Ôi, cháu đáng yêu quá!” và dang tay định ôm làm bạn ấy rất sợ.
a) Em sẽ làm gì sau khi nghe câu chuyện của bạn em?
b) Nếu gặp tình huống tương tự, em sẽ làm gì? Đóng vai thể hiện cách ứng xử của em theo gợi ý dưới đây:
Trả lời rút gọn:
a) Em sẽ khuyên bạn nên báo với ba mẹ
b) Em sẽ từ chối, bỏ đi ngay và kể lại cho bố mẹ
Thực hành: Em sẽ thực hiện lời hứa giữ bí mật trong tình huống nào sau đây? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Giữ bí mật trong tình huống 1 vì để đảm bảo bạn trong nhóm nhận được món quà bất ngờ và không biết trước nội dung của tâm thư.