Slide bài giảng Khoa học 5 cánh diều Bài 16: Quá trình phát triển của con người
Slide điện tử Bài 16: Quá trình phát triển của con người. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học 5 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 16. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI
MỞ ĐẦU
Hãy nói về sự thay đổi chiều cao, cân nặng của em từ khi em học lớp 1 đến khi em học lớp 5.
Trả lời rút gọn:
Chiều cao, cân nặng tăng dần.
1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI
Quan sát: Dựa vào hình dưới đây, cho biết:
- Từ lúc mới được sinh ra con người trải qua những giai đoạn phát triển nào.
- Mỗi giai đoạn ứng với lứa tuổi nào.
Trả lời rút gọn:
4 giai đoạn chính: Tuổi thơ ấu, tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già
Tuổi thơ ấu (Từ mới sinh đến 9 tuổi), tuổi vị thành niên (Từ 10 tuổi đến 19 tuổi), tuổi trưởng thành (Từ 20 tuổi đến 60 tuổi), tuổi già (Trên 60 tuổi)
Luyện tập, vận dụng: Sắp xếp các hình dưới đây theo đúng thứ tự các giai đoạn phát triển của con người bắt đầu từ tuổi ấu thơ.
Trả lời rút gọn:
a – g – b – d – c – h - e
Luyện tập, vận dụng: Cho biết em và mỗi thành viên trong gia đình em đang ở giai đoạn phát triển nào của con người.
Trả lời rút gọn:
- Ông bà: Tuổi già
- Bố mẹ: Tuổi trưởng thành
- Em: Tuổi vị thành niên
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT Ở MỖI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI
Tuổi ấu thơ (Mới sinh - 9 tuổi)
Câu hỏi: Dựa vào thông tin ở hình 3, trình bày một số đặc điểm của tuổi ấu thơ theo tiến trình thời gian.
Trả lời rút gọn:
- (Mới sinh - 2 tuổi): Khi mới sinh, chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, cần uống sữa và chăm sóc đặc biệt. Sau đó, cơ thể tăng nhanh về chiều cao và cân nặng, chức năng của các cơ quan hoàn thiện dần
- (3 – 5 tuổi) Chức năng của các cơ quan trong cơ thể phát triển hơn.
- (6 - 9 tuổi) Chiều cao và cân nặng phát triển tương đối đồng đều.
Tuổi vị thành niên (10-19 tuổi)
Quan sát: Dựa vào thông tin ở hình 4, nêu một số đặc điểm của con người ở tuổi vị thành niên.
Trả lời rút gọn:
- Thời kì đầu của tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì):
+ Phát triển nhanh về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, nữ xuất hiện kinh nguyệt, nam có hiện tượng xuất tinh
+ Thay đổi về cảm xúc, tâm trạng nhận thức và mối quan hệ xã hội
- Thời kì sau của tuổi vị thành niên.
+ Các đặc điểm giới tính ngày càng rõ nét như: ở nữ có kinh nguyệt đều hơn, ở nam thay đổi giọng nói, cân nặng, chiều cao.....
+ Muốn học cách độc lập và thể hiện suy nghĩ của bản thân, dễ bị ảnh hưởng từ bạn bè, quan tâm đến việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, độ tuổi này vẫn còn phụ thuộc vào gia đình.
Câu hỏi 1: Nêu dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dậy thì.
Trả lời rút gọn:
+ Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
+ Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển
+ Thay đổi về cảm xúc, tâm trạng nhận thức và mối quan hệ xã hội
Câu hỏi 2: Những đặc điểm nào giúp em phân biệt tuổi ấu thơ với tuổi vị thành niên?
Trả lời rút gọn:
- Chiều cao, cân nặng
- Cơ quan sinh dục
Tuổi trưởng thành (20 - 60 tuổi)
Câu hỏi: Dựa vào thông tin ở hình 5, nêu một số đặc điểm của con người trong độ tuổi trưởng thành.
Trả lời rút gọn:
Chiều cao phát triển đến giới hạn tối đa
Xây dựng gia đình và sinh con
Chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành vi, cảm xúc của bản thân
Lựa chọn nghề nghiệp nuôi bản thân
Đóng góp cho xã hội
Câu hỏi: Đặc điểm nào giúp em phân biệt một người ở tuổi trưởng thành với người ở tuổi vị thành niên?
Trả lời rút gọn:
- Xây dựng gia đình
- Lựa chọn nghề nghiệp nuôi bản thân
- Suy nghĩ, hành vi, cảm xúc chín chắn hơn
Luyện tập, vận dụng:
1. Tìm thông tin hoặc hình ảnh về những việc làm thể hiện sự đóng góp của người trưởng thành đối với gia đình, xã hội. Sau đó, chia sẻ với các bạn.
2. Em cần làm gì từ bây giờ để sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội?
Trả lời rút gọn:
1.
2. Để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội sau này, em cần:
- Học hỏi và phát triển.
- Xây dựng kỹ năng mềm và chuyên môn
- Nuôi dưỡng phẩm chất.
- Tình nguyện và hỗ trợ giúp đỡ người khác và góp phần vào xã hội.
Tuổi già (trên 60 tuổi)
Quan sát: Dựa vào thông tin ở hình 6, nêu đặc điểm của con người trong độ tuổi già.
Trả lời rút gọn:
Sức khỏe bắt đầu suy giảm, nhưng vẫn có thể đóng góp những kinh nghiệm đã tích lũy được cho gia đình và xã hội và không nên làm những việc nặng nhọc.
Câu hỏi: Nêu một số ví dụ về những đóng góp của người ở tuổi già đối với gia đình và xã hội mà em biết.
Trả lời rút gọn:
Tại tuổi già, người có thể đóng góp nhiều giá trị quý báu cho gia đình và xã hội. Dưới đây là một số ví dụ:
- Kinh nghiệm và lời khuyên
- Truyền thống và giữ gìn văn hóa
- Hỗ trợ gia đình
Luyện tập, vận dụng: Ở từng giai đoạn của cuộc đời, mỗi người cần chú ý chăm sóc cơ thể như thế nào?
Trả lời rút gọn:
1. Tuổi thơ ấu (Từ mới sinh đến 9 tuổi):
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.
2. Tuổi vị thành niên (Từ 10 tuổi đến 19 tuổi):
- Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý để hỗ trợ sự phát triển về mặt cơ thể và tinh thần.
3. Tuổi trưởng thành (Từ 20 tuổi đến 60 tuổi):
- Đảm bảo thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ và duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng cân đối và tập thể dục đều đặn.
4. Tuổi già (Trên 60 tuổi):
- Theo dõi và quản lý các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác, bao gồm việc tham khảo ý kiến của bác sĩ định kỳ và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp.