Slide bài giảng hóa học 10 cánh diều bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Slide điện tử bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 10 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 8. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN VÀ Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu: Fracium (Fr) là nguyên tố phóng xạ được phát hiện bởi Peray năm 1939, nguyên tố này thuộc chu kì 7 nhóm IA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của francium (đó là kim loại hay phi kim? Mức độ hoạt động hóa học của francium như thế nào?)

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
  • Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học

GV yêu cầu học sinh đọc và suy nghĩ trả lời: Phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Nội dung ghi nhớ:

Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phân và tính chất của hợp chất được tạo nên từ các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Kết luận: 

Các tính chất của các đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất lặp đi lặp lại một cách có hệ thống và có thể dự đoán được khi các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử vào các chu kì và nhóm.

Định luật tuần hoàn đã dẫn đến sự phát triển và hoàn thiện của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ngày nay.

2. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

GV yêu cầu học sinh thảo luận trả lời câu hỏi: Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học có ý nghĩa gì?

Nội dung ghi nhớ:

1. Cấu hình electron của S là 1s22s22p63s23p4.

=> S nằm ở ô số 16 chu kì 3 nhóm VIA, S có tính phi kim, công thức oxide cao nhất là SO3

SO3 là acidic oxide.

PTHH: SO3 + 2NaOH → Na2SO4 +H2O

H2SO4 là hidroxide có tính acid.

PTHH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 +2 H2O

2. 

a, X nằm ở ô số 37, chu kì 5 nhóm IA.

b, X có tính kim loại mạnh.

c, công thức oxide và hydroxide cao nhất của X lần lượt là X2O, XOH.

d, PTHH: 2 X + Cl2 → 2XCl.

3. Tính phi kim tăng dần: Si < P < S.

4. T thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

=> Kết luận:Từ vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể dự đoán được tính chất của đơn chất và hợp chất tạo nên từ nguyên tố đó.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Nguyên tố R có công thức oxide cao nhất là RO2. Công thức của hợp chất khí với hydrogen là

A. HR.

B. RH4.

C. RH3.

D. H2R. 

Câu 2: Iron là kim loại được con người sử dụng với khối lượng lớn nhất, chiếm trên 90% tổng khối lượng các kim loại. Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử Fe (ở trạng thái cơ bản) là 3d64s2 thì nguyên tố này được xếp vào bảng tuần hoàn ở nhóm.

A. VIB.

B. VIIIA.

C. VIIIB.

D. VIIB.

Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố B thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Cấu hình electron thu gọn nào sau đây phù hợp với nguyên tố B?

A. [Ar]4s24p5.

B. [Ar]3s23p5.

C. [Ne]3s23p5.

D. [Ne]3s23p4

Câu 4: Nguyên tử nguyên tố X có chứa 9 proton và 19 hạt neutron. X thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

A. VIIA.

B. IIIA.

C. VIIIA.

D. IA. 

Câu 5: Aluminium là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất và có trong thành phần của đất sét, khoáng vật criolit.....Trong bảng tuần hoàn, Aluminium thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Aluminium ở trạng thái cơ bản là

A. 3s23p3.

B. 3s23p1.

C. 3s23p5.

D. 3s23p4

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

C

A

B

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Tìm nguyên tố R biết hợp chất với hydrogen của nguyên tố có công thức RH4. Oxide cao nhất của R chứa 53,33% oxi về khối lượng. 

Câu 2: Potassium và Krypton đều là các nguyên tố thuộc vào chu kì 4 trong đó Potassium là nguyên tố bắt đầu chu kì, Krypton là nguyên tố kết thúc chu kì. Nguyên nhân nào khiến Potassium có tính kim loại mạnh hơn so với Krypton?