Tóm lược nội dung
BÀI 10. LIÊN KẾT ION
KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi: Nguyên tử Sodium và Fluorine muốn đạt được cấu hình electron bền vững như Neon thì chúng phải làm thế nào và trong phân tử sodium fluoride hình thành liên kết gì?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Liên kết ion.
Nhóm A.
Nhóm B.
Nhóm mảnh ghép.
Sự hình thành liên kết ion.
Tinh thể ion.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Liên kết ion
GVsử dụng kĩ thuật mảnh ghép chia lớp thành 4 nhóm thực hiện 3 nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1 (4 phút): Tìm hiểu theo nhóm chuyên gia.
+ Nhóm 1,3: nghiên cứu phiếu học tập nhóm A.
+ Nhóm 2,4: nghiên cứu phiếu học tập nhóm B.
- Nhiệm vụ 2 (4 phút): Tạo nhóm mảnh ghép (nhóm mới), trao đổi với bạn về kiến thức mình đã tìm hiểu ở nhóm chuyên gia, tiếp nhận và ghi lại kiến thức của bạn.
- Nhiệm vụ 3 (5 phút): Cùng nhóm mảnh ghép tìm hiểu kiến thức mới.
Nội dung ghi nhớ:
Nhóm A
Nguyên tử F (Z = 9)
a) Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử F là 7.
b) Để đạt được lớp e ngoài cùng bền vững như Ne, nguyên tử F phải nhận 1 electron.
c) Sau khi nhận 1 electron, nguyên tử F sẽ trở thành anion.
Cấu hình e của ion đó: 1s22s22p6
1.2.
(m = 1,2)
Cấu hình electron của ion F-, O2-, S2- giống cấu hình electron của khí hiếm gần nó nhất.
Nhóm B
Nguyên tử Na (Z = 11)
a) Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử Na là 1.
b) Để đạt được lớp e ngoài cùng bền vững như Ne, nguyên tử Na phải nhường 1 electron.
c) Sau khi nhường electron, nguyên tử Na sẽ trở thành cation.
Cấu hình e của ion đó: 1s22s22p6
1.2.
(n=1,2,3)
1.3. Cấu hình electron của ion Na+, Mg2+, Al3+, K+ giống cấu hình electron của khí hiếm gần nó nhất.
Nhóm mảnh ghép
3.1.
Na: 1s22s22p63s1 Na → Na+ + 1e
Cl: 1s22s22p63s23p5 Cl + 1e → Cl-
Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
Na+ + Cl– → NaCl
3.2.
- Ion đơn nguyên tử: Na+, F-, Al3+, O2−, S2−.
- Ion đa nguyên tử: SO42−, OH-.
3.3.
* Phân tử CaO
Ca: 1s22s22p63s23p64s2
Ca → Ca2+ + 2e
Cl: 1s22s22p63s23p5
2Cl + 2.1e → 2Cl-
Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
Ca2+ + 2Cl- → CaCl2
Kết luận:
- Nguyên tử phi kim có xu hướng nhận thêm electron để trở thành ion âm hay anion (có cấu hình electron giống khí hiếm).
Tổng quát:
- Nguyên tử kim loại có xu hướng nhường electron để trở thành ion dương hay cation (có cấu hình electron giống khí hiếm).
Tổng quát:
+ Các ion có cấu tạo từ một nguyên tử là các ion đơn nguyên tử.
+ Các ion có cấu tạo từ 2 hay nhiều nguyên tử trở lên là các ion đa nguyên tử.
- Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
- Sự hình thành liên kết ion:
+ Giai đoạn 1: Hình thành các ion trái dấu từ các quá trình kim loại nhường electron và phi kim nhận electron theo quy tắc octet.
+ Giai đoạn 2: Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion. Các ion trái dấu kết hợp với nhau theo tỉ lệ sao cho tổng điện tích của các ion trong hợp chất phải bằng 0.
Na+ + Cl - → NaCl
- Chú ý: Liên kết ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.
2. Tinh thể ion
GV yêu cầu học sinh trao đổi cặp đôi trả lời:
- Thế nào là tinh thể ion?
- Em biết những tinh thể ion nào? Hãy kể tên?
- Hợp chất ion có đặc điểm nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Tinh thể ion là loại tinh thể được tạo nên bởi các cation và anion.
- Một số tinh thể: kim cương, than chì….
- Tinh thể ion: muối ăn.
- Đặc điểm của hợp chất ion: ở điều kiện thường:
+ Tồn tại ở dạng tinh thể.
+ Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao.
+ Tan nhiều trong nước.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Liên kết giữa ion Na+ và ion Cl- thuộc loại
A. Liên kết cộng hoá trị không cực.
B. Liên kết ion.
C. Liên kết kim loại.
D. Liên kết cộng hoá trị có cực.
Câu 2: Nguyên tử oxygen có cấu hình electron là: 1s22s22p4. Sau khi tạo liên kết, cấu hình ion oxide là
A. 1s22s22p2.
B. 1s22s22p63s2.
C. 1s22s22p6.
D. 1s22s22p43s2.
Câu 3: Làm thế nào để một ion calcium có điện tích +2 trở nên trung hòa?
A. Bằng cách nhường đi một electron.
B. Bằng cách nhận thêm một electron.
C. Bằng cách nhường hai electron.
D. Bằng cách nhận thêm hai electron.
Câu 4: Hai ion X+ và Y- có cùng cấu hình electron, khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Nguyên tử X, Y thuộc cùng 1 chu kỳ trong bảng tuần hoàn.
B. Số electron trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử Y là 2.
C. Số proton trong nguyên tử X bằng số proton trong nguyên tử Y.
D. Nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y 2 neutron.
Câu 5: Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%.
A. Hoà tan 15gam NaCl vào 100gam H2O.
B. Hoà tan 15gam NaCl vào 90gam H2O.
C. Hoà tan 30gam NaCl vào 170gam H2O.
D. Hoà tan 15gam NaCl vào 190gam H2O.
Gợi ý đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
B
C
D
B
C
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Có bao nhiêu ion không có cấu hình electron giống khí hiếm trong các ion sau: Fe3+, Na+, Ba2+, S2–, Pb2+, Cr3+, Ni2+, Zn2+, Ca2+, Cl–, H+?
Câu 2: Khi calcium tham gia phản ứng tạo hợp chất ion thì cấu hình electron của cation được viết như thế nào biết nguyên tố calcium có số hiệu nguyên tử là 20.