Slide bài giảng hóa học 10 cánh diều bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử
Slide điện tử bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 10 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 13. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS hoàn thành phiếu học tập số 1:
- GV kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn của HS để có biện pháp xử lý.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Tìm hiểu về số oxi hóa.
- Tìm hiểu về một số khái niệm về phản ứng oxi hóa khử.
- Cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
- Ý nghĩa và một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu về số oxi hóa
- Số oxi hóa là gì?
- Có mấy nguyên tắc để xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất?
Nội dung ghi nhớ:
- Khái niệm: Số oxi hóa của mốt nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.
- Để xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất có 2 quy tắc.
2. Tìm hiểu về một số khái niệm về phản ứng oxi hóa khử
- Phản ứng oxi hóa – khử là gì?
- Chất nhường electron được gọi là gì?
- Chất nhận electron được gọi là gì?
- Như thế nào được gọi là quá trình oxi hóa, quá trình khử?
Nội dung ghi nhớ:
- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học.
- Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron.
- Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron.
- Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.
- Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.
3. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử
- Phương pháp thăng bằng electron, dựa trên nguyên tắc nào và trải qua mấy bước?
- Bước 3 trong phương pháp thăng bằng electron là gì?
Nội dung ghi nhớ:
+ Phương pháp thăng bằng electron, dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận. Trải qua 4 bước.
+ Bước 3: Thăng bằng electron bằng cách nhân thêm hệ số vào các quá trình nhường và nhận electron sao cho tổng số electron nhường bằng tổng số electron nhận. Cộng các quá trình (đã nhân hệ số) với nhau.
4. Ý nghĩa và một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng
- Phản ứng oxi hóa – khử có ý nghĩa gì? Lấy ví dụ?
- Tạo sao xác động vật gây ô nhiễm môi trường? Biện pháp làm giảm ô nhiễm là gì?
Nội dung ghi nhớ:
+ Phản ứng oxi hóa-khử có ý nghĩa rất quan trọng, hầu hết các quá trình tự nhiên và nhân tạo trên Trái Đất có liên quan đến phản ứng oxi hóa khử.
+ Xác bã động vật phân hủy do bị oxi hóa SO2; H2S gây ô nhiễm. Nhờ những quá trình oxi hóa khử xảy ra trong tự nhiên như : sự đốt cháy, sự lên men thối,.... làm giảm các chất độc hại trong không khí. Đốt cháy C, nhiên liệu gây khí CO2, Có gây ô nhiễm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?
A. Số proton.
B. Số oxi hóa.
C. Số mol.
D. Số khối.
Câu 2: Chất oxi hoá còn gọi là
A. Chất bị khử.
B. Chất có tính khử.
C. Chất bị oxi hoá.
D. Chất đi khử.
Câu 3: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là
A. 5.
B. 8.
C. 7.
D. 6.
Câu 4: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hoá của 2 nguyên tử nitrogen lần lượt là
A. – 4 và +6.
B. +1 và +1.
C. -3 và +5.
D. -3 và +6.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất tham gia.
C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.
D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của ít nhất một nguyên tố.
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | A | C | C | C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cho quá trình NO3- + 3e + 4H+ → NO + 2H2O, đây là quá trình oxi hóa hay quá trình khử?
Câu 2: Sơ đồ chuyển hoá: S → FeS → H2S → H2SO4 → SO2 → S Có ít nhất bao nhiêu phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử?