Slide bài giảng hóa học 10 cánh diều bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Slide điện tử bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 10 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 6. CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu: Chi kì 2 gồm các nguyên tố có cùng hai lớp electron. Hỏi các nguyên tố nào sau đây thuộc về chu kì 2: Mg (Z= 12), Li (Z= 15), F (Z=9)?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Lịch sử phát minh.
  • Nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
  • Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
  • Ô nguyên tố.
  • Chu kì.
  • Nhóm.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Lịch sử phát minh

GV yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm:

- Em hãy cho biết ai là người được coi là cha đẻ của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Vì sao?

- Hãy nêu nội dung của định luật tuần hoàn của Mendeleev?

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện đại ngày nay được xây dựng trên cơ sở mối liên hệ nào?

Nội dung ghi nhớ:

- D.I.Mendeleev được coi là cha đẻ của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. Mặc dù trước đó có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về nó nhưng không ưu việt bằng Mendeleev.

- Mendeleev sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử và nhận thấy các nguyên tố trong một hàng có tính chất tương tự nhau: dãy halogen (Cl, Br và I), kim loại kiềm (K, Rb, Cs) và kim loại kiềm thổ (Ca, Sr, Ba).

- Mendeleev đưa ra định luật tuần hoàn: Tính chất của các đơn chất, cấu tạo và tính chất các hợp chất của chúng có tính tuần hoàn theo khối lượng nguyên tử của các nguyên tố.

- Bảng tuần hoàn ngày nay được xây dựng trên cơ sở sử dụng mối liên hệ “số hiệu nguyên tử - tính chất” thay vì mối liên hệ “khối lượng – tính chất”.

2. Nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

HS trao đổi tìm hiểu: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

Các nguyên tắc sắp xếp nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn:

- Các nguyên tố hóa học được sắp xếp từ trái qua phải, từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử.

- Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron được xếp vào cùng một hàng.

- Các nguyên tố mà nguyên tử có số electron hóa trị như nhau được xếp vào cùng một cột.

3. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

GV đưa ra câu hỏi: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được cấu tạo như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

1. Ô nguyên tố

(1)

Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn, gọi là ô nguyên tố.

Ô nguyên tố cho ta biết về một số thông tin của một nguyên tố hóa học như: kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử và nguyên tử khối trung bình…

- Trả lời câu 4 sgk trang 34:

Từ ô nguyên tố vanadium ta biết:

+ Số hiệu nguyên tử: 23

+ Kí hiệu hóa học: V

+ Tên nguyên tố: Vanadium

+ Nguyên tử khối trung bình: 50,942 amu.

- Trả lời câu vận dụng 1 sgk trang 34: 

Oxygen (kí hiệu là O) là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất, chiếm hơn 46% về khối lượng.

Oxygen nằm ở ô số 8 trong bảng tuần hoàn.

(2) Số thứ tự của ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

2. Chu kì

(3) Chu kì là tập hợp các nguyên tố hóa học mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

(4) Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, được đánh số thứ tự từ 1 đến 7. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố thuộc chu kì đó.

- Trả lời câu vận dụng 2 sgk trang 34: 

Nguyên tố được bổ sung vào muối ăn để giảm nguy cơ bướu cổ là iodine (kí hiệu là I).

Iodine thuộc chu kì 5 trong bảng tuần hoàn.

3. Nhóm

(5) Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học mà các nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau. Các nguyên tố trong một nhóm được xếp thành cột theo chiều tăng điện tích hạt nhân từ trên xuống dưới.

(6) Bảng tuần hoàn có 18 cột tương đương với 18 nhóm, được chia thành 8 nhóm A, đánh số từ IA đến VIIA; 8 nhóm B, được đánh số từ IB đến VIIIB. Mỗi nhóm A hay B đều chỉ có 1 cột, từ nhóm VIIIB có ba cột.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Tổ chức IUPAC đề xuất ký hiệu Ds cho nguyên tố Darmstadtium - có số hiệu nguyên tử là 110 để vinh danh nơi phát hiện ra nguyên tố (Darmstadt, Đức). Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết: Phát biểu nào sau đây về Darmstadtium không đúng?

A. Ds thuộc ô số 110 trong bảng tuần hoàn.

B. Ds thuộc khối nguyên tố p.

C. Số khối của nguyên tử Ds là 110.

D. Ds thuộc chu kì 7 của bảng tuần hoàn.

Câu 2: Nguyên tố nào sau đây thuộc khối nguyên tố d?

A. 18Ar.

B. 20Ca.

C. 24Cr.

D. 19K. 

Câu 3: Hàng ngang trong Bảng tuần hoàn được gọi là gì?

A. Chu kỳ.

B. Kim loại.

C. Các nhóm.

D. Kim loại kiềm.

Câu 4: Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử R ở trạng thái cơ bản là ns2 np1. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Công thức oxide cao nhất của R có dạng R2O3.

B. R nằm ở nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn.

C. R thuộc khối nguyên tố p.

D. Hydroxide tương ứng là HXO3

Câu 5: Các nguyên tố trong cùng chu kỳ

A. Có cùng số lớp electron.

B. Có tính chất hóa học tương tự nhau.

C. Có cùng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của chúng.

D. Có cùng số điện tích hạt nhân. 

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

C

A

D

A

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Aluminium được dùng để tạo thành vỏ máy bay do độ bền chắc và mỏng nhẹ, được dùng để sản xuất các thiết bị và dụng cụ sinh hoạt như nồi, chảo, các đường dây tải điện, các loại cửa,… Aluminium Z = 13) là nguyên tố gì?

Câu 2: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố được chia làm mấy nhóm, mỗi nhóm gồm mấy nguyên tố?