Slide bài giảng HĐTN 9 kết nối chủ đề 4: Rèn luyện bản thân - Tuần 4
Slide điện tử chủ đề 4: Rèn luyện bản thân - Tuần 4. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN
TUẦN 4
A. KHỞI ĐỘNG
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến Chủ đề “Xây dựng ngân sách cá nhân”
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2. Luyện tập xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí
2.1. Xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí có tính đến các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng, cho các nhân vật trong mỗi tình huống
Các bước xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí
Nội dung ghi nhớ:
+ Bước 1: Xác định những mục cần có trong bản ngân sách cá nhân.
+ Bước 2: Liệt kê các khoản thu.
+ Bước 3: Liệt kê các khoản chi.
+ Bước 4: Xác định các khoản cho, tặng.
+ Bước 6: Cân đối các khoản thu và khoản chi.
+ Bước 7: Xây dựng ngân sách cá nhân trên cơ sở kết quả thực hiện các bước trên.
2.2. Lập ngân sách cá nhân hợp lí trong việc thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng phù hợp với bản thân
Nêu kết luận về việc lập ngân sách cá nhân hợp lí
Nội dung ghi nhớ:
Xây dựng ngân sách cá nhân là việc các em rất cần làm quen từ bây giờ để hình thành thói quen quản lí tài chính của bản thân trong cuộc sống sau này.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Kế hoạch tài chính phục vụ cá nhân bao gồm các khoản thu và chi được gọi là:
A. Ngân sách tiết kiệm.
B. Ngân sách cá nhân.
C. Ngân sách tiêu dùng.
D. Ngân sách chi trả.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng về sự cần thiết phải xây dựng ngân sách cá nhân?
A. Duy trì sự cân bằng về mặt tài chính.
B. Có những điều chỉnh thích hợp và phân bổ thu nhập một cách hợp lí.
C. Những khoản nợ sẽ được giải quyết nhanh hơn.
D. Số tiền bản thân mỗi người có thể kiếm được là vô hạn.
Câu 3: Đâu không phải là một khoản chi tiêu thiết yếu?
A. Tiền thuê nhà
B. Tiền ăn uống
C. Tiền đi lại
D. Tiền mua sắm quần áo thời trang
Câu 4: Tại sao việc lập ngân sách cá nhân là quan trọng?
A. Giúp quản lý chi tiêu hiệu quả và đạt được mục tiêu tài chính.
B. Giúp có thêm thời gian giải trí.
C. Giúp mua sắm thoải mái hơn.
D. Giúp tăng thu nhập.
Câu 5: Hùng nhận được thu nhập hàng tháng là 2.000.000 đồng. Hùng quyết định dành 50% cho nhu cầu thiết yếu, 20% cho giải trí, 10% cho tiết kiệm và 20% cho chi phí khác. Hỏi số tiền Hùng dành cho nhu cầu thiết yếu mỗi tháng là bao nhiêu?
A. 400.000 đồng.
B. 500.000 đồng.
C. 1.000.000 đồng.
D. 1.200.000 đồng.
Gợi ý đáp án:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
B | D | D | A | C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí cho các nhân vật trong mỗi tình huống sau:
+ Nhóm chẵn:
Tình huống 1: Làng của Hà làm gốm nên những ngày đi học về sớm, Hà thường dành 1 giờ để phụ bác sắp xếp các sản phẩm và dọn dẹp cửa hàng. Ngày Chủ nhật, Hà đến xưởng của bác để hướng dẫn khách du lịch trải nghiệm nghề làm gốm. Mỗi tháng, bác thưởng cho Hà 1 000 000 đồng. |
+ Nhóm lẻ:
Tình huống 2: Nhà Hoa có một trang trại trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Ngoài giờ lên lớp, Hoa thường giúp bố mẹ chăm sóc đàn gà và cây trồng. Những lúc rảnh rỗi, Hoa giúp bố mẹ chỉnh sửa hình ảnh và đoạn phim ngắn mà bố đã quay, chụp về các sản phẩm của trang trại và dựng thành một đoạn phim hoàn chỉnh, đăng lên mạng xã hội để quảng cáo, bán hàng. Mỗi tháng, Hoa được bố mẹ thưởng 300 000 đồng cho việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi và 200 000 đồng cho việc hỗ trợ quảng cáo, bán hàng. |