Slide bài giảng HĐTN 9 kết nối chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân - Tuần 3

Slide điện tử chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân - Tuần 3. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN

TUẦN 3

A. KHỞI ĐỘNG

GV tổ chức cho HS xem video/ clip về câu chuyện áp lực của HS

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu cách ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống

1.1. Chia sẻ những căng thẳng trong quá trình học tập, áp lực của cuộc sống mà em đã gặp phải và cách ứng phó của em

Chia sẻ những căng thẳng trong quá trình học tập, áp lực của cuộc sống mà em gặp phải và cách ứng phó của em

Nội dung ghi nhớ:

* Trong học tập:

- Những căng thẳng: Khối lượng kiến thức và bài tập nhiều, gặp khó khăn về một môn học,...

- Cách ứng phó: Lập và thực hiện kế hoạch học tập, tìm phương pháp học tập phù hợp; kết hợp học tập và nghỉ ngơi,...

* Trong cuộc sống:

- Áp lực: Bị người khác bắt nạt.

- Cách ứng phó: Chia sẻ sự việc với người thân hoặc thầy, cô giáo,...

 

1.2. Nêu cách ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và những áp lực của cuộc sống

Thảo luận về cách ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống.

Nội dung ghi nhớ:

- Xác định tình huống và nguyên nhân gây căng thẳng.

- Lựa chọn cách ứng phó phù hợp:

+ Lập kế hoạch thực hiện hoạt động.

+ Lựa chọn phương pháp hoạt động phù hợp hơn.

+ Thực hiện các hoạt động thư giãn như: nghe nhạc, chơi môn thể thao yêu thích, hít thở sâu.

+ Chia sẻ với người thân, các bạn, thầy cô.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong học tập và trước các áp lực cuộc sống?

A. Chưa cân bằng thời gian dành cho học tập và giải trí.

B. Chưa có phương pháp học tập phù hợp. 

C. Kì vọng của cá nhân và người thân quá cao. 

D. Nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè. 

Câu 2: Khi cảm thấy áp lực vì điểm số thấp trong kỳ thi, chúng ta nên làm gì?

A. Cố gắng hết sức trong kỳ thi tới để cải thiện điểm số.

B. Tìm nguyên nhân và cách khắc phục để tránh lặp lại sai lầm.

C. Chia sẻ cảm xúc với người thân hoặc bạn bè để nhận được sự động viên.

D. Chấp nhận kết quả và không quá lo lắng về nó.

Câu 3: Đâu không phải là cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước các áp lực cuộc sống?

A. Suy nghĩ nhiều, tiêu cực. 

B. Đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch phù hợp. 

C. Tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết.

D. Ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục, giải trí phù hợp.  

Câu 4: Nhân vật M làm gì để ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống trong tình huống sau:

Đã 2 giờ sáng nhưng M vẫn chưa ngủ được. Cứ nghĩ đến giờ trả bài kiểm tra giữa kì vào sáng mai là M lại cảm thấy lo lắng. Khi cảm thấy lo lắng về bài kiểm tra giữa kì, M nên làm gì để giảm bớt căng thẳng trước khi đi ngủ?

A. Bất lực không biết làm gì lúc này.

B. Tiếp tục ôn bài dù đã khuya.

C. Uống cà phê để tỉnh táo hơn.

D. Nghe nhạc nhẹ hoặc thiền để thư giãn.

Câu 5: Chỉ ra áp lực trong học tập và đời sống trong trường hợp sau: 

Hôm nay, mẹ Hà biết điểm thi giữa kì của Hà không cao nên nói với bạn rằng “Bố mẹ đã tạo điều kiện tốt nhất cho con sao con vẫn không học tốt hơn vậy? Mẹ thấy rất phiền lòng!”. Hà cảm thấy buồn và áp lực. 

A. Hà bị áp lực bởi sự kì vọng quá lớn đến từ bố mẹ khi bạn không đạt kết quả như bố mẹ mong muốn. 

B. Hà bị áp lực do chính bạn tạo ra khi không đạt kết quả như bạn mong muốn.  

C. Hà bị áp lực từ hai phía bao gồm từ bố mẹ và từ chính bản thân bạn. 

D. Hà bị áp lực vì kì vọng của bố mẹ quá cao và sự cạnh tranh giữa các bạn trong lớp. 

Gợi ý đáp án:

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
DCADA

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ:

Đóng vai nhà tư vấn, đưa ra lời khuyên cho nhân vật về cách ứng phó trong tình huống sau:

Tình huống: Trong một lần tranh luận trên mạng xã hội, H và một nhóm bạn cùng trường đã nảy sinh mâu thuẫn. Một số bạn gửi cho H lời thách thức sẽ “phân thắng bại” sau giờ học. H rất lo sợ và không muốn đi học.