Slide bài giảng HĐTN 9 kết nối chủ đề 2: Khám phá bản thân - Tuần 1
Slide điện tử chủ đề 2: Khám phá bản thân - Tuần 1. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
TUẦN 1
A. KHỞI ĐỘNG
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Lịch sự
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử
1.1. Tìm hiểu điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật trong mỗi tình huống
Nêu kết luận về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực
Nội dung ghi nhớ:
Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, tác phong, tốc độ giải quyết vấn đề,… Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực cũng phản ánh nhân cách của một con người.
1.2. Thảo luận để xác định cách ứng xử thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô
Chia sẻ những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực.
Nội dung ghi nhớ:
- Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực:
+ Lắng nghe khi người khác đang nói.
+ Thực hiện quy định về giao tiếp, ứng xử nơi công cộng.
+ Giúp đỡ cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai, những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực:
+ Ngắt lời khi người khác đang nói mà không xin lỗi trước.
+ Có những lời nói, hành động, cử chỉ làm tổn thương người khác.
+ Chen lấn, xô đẩy, cười đùa,... gây mất trật tự nơi công cộng.
2. Thực hành thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô
Nêu kết luận về việc thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô trong các tình huống.
Nội dung ghi nhớ:
+ Biết đón nhận và tôn trọng sự khác biệt có nghĩa là đang hướng tới sự vị tha. Điều này giúp bản thân mỗi người biết sống chan hoà và đương nhiên sẽ được tôn trọng, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân mình.
+ Khi con người không chấp nhận sự khác biệt sẽ dễ có hành vi chê cười, chỉ trích, phán xét, soi mói, xâm phạm vào đời tư của người khác. Sự kì thị có thể làm cho hành vi đối xử bất bình đẳng tăng lên, mối quan hệ của con người với người trở nên xấu đi.
3. Rèn luyện thái độ, hành vi tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô
Lợi ích của việc thể hiện thái độ, hành vi tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô
Nội dung ghi nhớ:
Việc tôn trọng sự khác biệt của thầy cô, bạn bè là biểu hiện của tình thương, lòng nhân ái, giúp gắn kết con người; là sự tôn trọng quyền con người
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Đâu không phải là một trong những biện pháp rèn luyện giao tiếp, ứng xử tích cực?
A. Không nói xấu, đổ lỗi.
B. Không làm việc riêng khi đang nói chuyện.
C. Chú ý vào câu chuyện để nắm bắt thông tin.
D. Lặp đi lặp lại câu hỏi để hiểu rõ hơn nội dung giao tiếp.
Câu 2: Để khắc phục việc nói quá to trong giao tiếp, ứng xử cần:
C. Điều chỉnh âm lượng của giọng nói đủ nghe phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
D. Sử dụng ngôn từ khéo léo, lịch sự.
C. Không ngắt lời, chen ngang khi người khác đang nói.
D. Bình tĩnh, nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực.
Câu 3: Đâu là hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực?
A. Chủ động giao tiếp.
B. Biết lắng nghe tích cực.
C. Thận trọng khi bình luận, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
D. Thờ ơ, cắt lời, coi thường, hạ thấp người khác.
Câu 4: Đâu không phải là ảnh hưởng của hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực?
A. Gây hiểu nhầm, rạn nứt các mối quan hệ cá nhân.
B. Môi trường sống, học tập, làm việc trở nên tiêu cực và không có sự hỗ trợ lẫn nhau.
C. Tác động đến sức khỏe tinh thần, làm giảm sút tinh thần học tập, làm việc.
D. Tăng lượt tương tác, theo dõi, bình luận trên các mạng xã hội cá nhân.
Câu 5: Chỉ ra điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật trong tình huống sau:
Tình huống: H có chuyện buồn nên đến tâm sự với bạn thân của mình là Q. Trong lúc trò chuyện, Q liên tục xem điện thoại mà không tập trung vào câu chuyện của bạn mình.
A. Liên tục xem điện thoại trong lúc H đang tâm sự.
B. Tập trung lắng nghe câu chuyện của H.
C. Tỏ ra thông cảm và an ủi H.
D. Hỏi han chi tiết về chuyện buồn của H.
Gợi ý đáp án:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
D | C | D | D | A |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử của bản thân trong cuộc sống hằng ngày.