Slide bài giảng HĐTN 9 kết nối chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân - Tuần 4

Slide điện tử chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân - Tuần 4. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN

TUẦN 4

A. KHỞI ĐỘNG

GV tổ chức cho HS cả lớp xem video và trả lời câu hỏi

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

2. Thực hành ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống

Đóng vai nhà tư vấn, đưa ra lời khuyên cho bạn về cách ứng phó trong mỗi tình huống sau:

Tình huống 1. Chuẩn bị đến đợt kiểm tra cuối học kì nên Hoàng phải ôn tập nhiều môn học cùng lúc. Mỗi ngày, Hoàng đều tận dụng tối đa thời gian để học tập với mong muốn đạt được kết quả tốt. Vì vậy, gần 2 tuần qua, Hoàng luôn trong tình trạng căng thẳng.

Nội dung ghi nhớ:

+ Lên kế hoạch học tập chi tiết, phân chia thời gian hợp lý cho từng môn học và từng phần nội dung.

+ Dành thời gian cho các hoạt động giải trí nhẹ nhàng như đi dạo, nghe nhạc, tập thể dục nhẹ để giảm căng thẳng.

+ Chia sẻ cảm xúc và áp lực với bạn bè, gia đình hoặc thầy cô để nhận được sự động viên và lời khuyên.

Đóng vai nhà tư vấn, đưa ra lời khuyên cho bạn về cách ứng phó trong mỗi tình huống sau:

Tình huống 2. Tú bị một số học sinh lớp khác dọa sẽ tung các thông tin xấu về mình lên mạng xã hội. Tú rất lo lắng vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Nội dung ghi nhớ:

+ Giữ bình tĩnh, không hoảng loạn và không phản ứng tiêu cực.

+ Chia sẻ tình huống với cha mẹ, thầy cô hoặc người lớn đáng tin cậy để nhận được sự hỗ trợ.

+ Chặn và báo cáo các tài khoản đe dọa trên mạng xã hội.

Đóng vai nhà tư vấn, đưa ra lời khuyên cho bạn về cách ứng phó trong mỗi tình huống sau:

Tình huống 3. Linh mới được bầu làm tổ trưởng. Trước mỗi buổi học Linh phải kiểm tra, ghi tên những bạn trong tổ không làm bài tập về nhà. Điều này khiến cho một số bạn trong tổ tỏ ra khó chịu, gây khó khăn và không muốn chơi với Linh. Linh cảm thấy rất áp lực.

Nội dung ghi nhớ:

+ Thay vì chỉ kiểm tra và ghi tên, Linh có thể tạo động lực cho các bạn bằng cách khen ngợi và động viên khi các bạn làm tốt.

+ Dành thời gian trò chuyện và chơi cùng các bạn để xây dựng mối quan hệ gần gũi và thân thiện.

+ Thay đổi cách tiếp cận sao cho phù hợp và nhẹ nhàng hơn

3. Rèn luyện cách ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống

Rút ra kết luận về cách ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống

Nội dung ghi nhớ:

Căng thẳng là một phần khách quan trong cuộc sống mỗi cá nhân. Nhận diện được tình huống căng thẳng và lựa chọn phương án ứng phó phù hợp sẽ giúp chúng ta vượt qua các trở ngại một cách tích cực và lạnh mạnh hơn. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Đâu là cách ứng phó với những căng thẳng về khối lượng kiến thức, bài tập nhiều; gặp khó khăn về một môn học?

A. Lập và thực hiện kế hoạch học tập, tìm phương pháp học tập phù hợp.

B. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi thay vì học tập.

C. Lựa chọn môn học khác phù hợp hơn với khả năng của bản thân.

D. Chia sẻ sự việc với những bạn có chung căng thẳng với mình. 

Câu 2:  Đâu là cách ứng phó với những căng thẳng, áp lực khi bị bạn bè bắt nạt?

A. Tự ti, sợ hãi, lo lắng khi giao tiếp với bạn bè, người xung quanh.

B. Chia sẻ sự việc với người thân hoặc thầy cô giáo. 

C. Ở một mình, hạn chế giao tiếp với bạn bè.

D. Rủ rê bạn bè trêu trọc, bắt nạt lại người đã bắt nạt mình.

Câu 3: Đâu không phải là một trong những cách ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống?

A. Thực hiện các hoạt động thư giãn như: nghe nhạc, chơi môn thể thao yêu thích, hít thở sâu,…

B. Chia sẻ với người thân, các bạn, thầy cô,…

C. Nhìn mọi việc một cách tiêu cực, bi quan.

D. Tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 

Câu 4: Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống: Chuẩn bị đến đợt kiểm tra cuối học kì 1 nên An phải ôn tập nhiều môn học cùng lúc. Mỗi ngày, An đều tận dụng tối đa thời gian để học tập với mong muốn đạt được kết quả tốt. Vì vậy, gần 2 tuần qua, An luôn trong tình trạng căng thẳng. 

Nếu em là An, em sẽ làm gì?

A. Tận dụng tối đa thời gian trong giờ ra chơi, giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp,…để ôn tập kiến thức. 

B. Hạn chế trò chuyện cùng bạn bè để dành thời gian chuẩn bị cho đợt kiểm tra cuối học kì 1. 

C. Nhờ anh chị em giúp đỡ công việc nhà để tập trung cho ôn tập cuối kì 1. 

D. Lập và thực hiện kế hoạch học tập, tìm phương pháp học tập phù hợp kết hợp nghỉ ngơi hợp lí.

Câu 5: Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống: Hoa bị một số học sinh lớp khác dọa sẽ tung các thông tin xấu về mình lên mạng xã hội. Hoa rất lo lắng vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Nếu em là Hoa, em sẽ làm gì?

A. Ăn uống lành mạnh, duy trì giấc ngủ đủ và chất lượng.

B. Không tiếp xúc với bạn bè, mọi người xung quanh. 

C. Lên kế hoạch phản ứng khi bị bạn bè dọa nạt. 

D. Đổ lỗi cho bản thân và xem hành vi của bạn là bài học cho mình. 

Gợi ý đáp án:

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
ABCDC

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ:

Đóng vai nhà tư vấn, đưa ra lời khuyên cho nhân vật về cách ứng phó trong tình huống sau:

Tình huống: Gia đình M có truyền thống học tập tốt. Bố mẹ thường kể về tấm gương học tập của các chú, các bác và anh chị họ hàng. Nhiều lúc bố nói, M cần cố gắng học tập tốt để làm gương cho em. M thật sự cảm thấy bị áp lực.