Slide bài giảng HĐTN 9 kết nối chủ đề 4: Rèn luyện bản thân - Tuần 1
Slide điện tử chủ đề 4: Rèn luyện bản thân - Tuần 1. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN
TUẦN 1
A. KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: Động lực là gì? Vì sao phải tự tạo động lực cho bản thân?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu cách tạo động lực cho bản thân
1.1. Chỉ ra những cách thức tạo động lực của nhân vật trong tình huống
Chỉ ra những cách thức tạo động lực của nhân vật trong tình huống sau:
Tình huống. Từ nhỏ, Huy luôn mặc cảm vì dáng người gầy gò, ốm yếu. Nhận thấy bóng đá là môn thể thao có thể giúp nâng cao sức khoẻ và cải thiện vóc dáng, Huy tâm sự với bố mẹ và được bố mẹ ủng hộ nhiệt tình. Huy đã tham gia vào câu lạc bộ bóng đá của trường và chăm chỉ tập luyện hằng tuần. Được các bạn động viên, cổ vũ và chia sẻ cách tập luyện, thể lực của Huy ngày càng tốt hơn, trông rắn chắc và khoẻ mạnh hơn. Không những vậy, đội bóng của Huy còn giành được giải Ba trong hội thao của cụm trường. Huy cảm thấy vui và tự hào với những kết quả đạt được. |
Nội dung ghi nhớ:
Mục tiêu hoạt động của Huy là cải thiện sức khỏe và vóc dáng bằng việc tập luyện thể thao. Huy đã tạo động lực cho mình bằng cách:
- Tham gia câu lạc bộ bóng đá của trường và tập luyện chăm chỉ hằng tuần.
- Tham gia giải thể thao của trường và đoạt giải. Huy rất trân trọng và tự hào về giải thưởng của đội đã đạt được.
- Sự ủng hộ, đồng tình, khen ngợi của bố mẹ và sự cổ vũ, chia sẻ của bạn bè.
1.2. Chia sẻ cách em đã tạo động lực cho bản thân khi thực hiện một hoạt động cụ thể
Chia sẻ cách em đã tạo động lực cho bản thân khi thực hiện một hoạt động cụ thể.
Nội dung ghi nhớ:
Tạo động lực cho việc học ngoại ngữ:
- Hiểu được ý nghĩa của việc học ngoại ngữ như: học hỏi được nhiều điều mới mẻ, thú vị; thuận lợi cho việc học tập, giải trí; tự tin trong giao tiếp.
- Tìm được niềm vui từ những thành công nhỏ trong việc học ngoại ngữ như: thuộc từ mới hằng ngày, xem phim ngắn không cần phụ đề.
=> Có nhiều cách để tạo động lực cho bản thân khi thực hiện hoạt động. Đó là chìa khóa để chúng ta duy trì sự hứng thú, nâng cao hiệu quả trong học tập và các hoạt động khác trong cuộc sống.
1.3. Xác định những cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt độn
Thảo luận những cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.
Nội dung ghi nhớ:
Những cách tạo động lực phù hợp với năng lực bản thân với từng hoạt động/ công việc và hoàn cảnh thực tế:
+ Tìm ra ý nghĩa, giá trị của hoạt động mình sắp thực hiện.
+ Tìm ra những điểm thú vị của hoạt động mình sắp thực hiện.
+ Chia hoạt động thành những nhiệm vụ nhỏ để hoàn thành dễ dàng.
+ Tìm cách thú vị để thực hiện các nhiệm vụ.
+ Luôn suy nghĩ tích cực khi thực hiện hoạt động.
+ …
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Đâu không phải là một trong những cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động?
A. Tìm những điểm thú vị của hoạt động sẽ thực hiện.
B. Luôn suy nghĩ tích cực và tự động viên, khích lệ bản thân.
C. Chia nhỏ nhiệm vụ để thực hiện.
D. Chia sẻ và nhờ bạn bè thực hiện hoạt động cho mình.
Câu 2: Cách tạo động lực cho việc học môn Vật lí là gì?
A. Học môn Vật lí tương lai sẽ có được công việc tốt hơn các môn học khác. B. Khi học môn Vật lí, bản thân sẽ tự tin hơn, đặc biệt là trong giao tiếp. C. Khi học môn Vật lí, bản thân sẽ suy nghĩ đơn giản, thực tế hơn. D. Học tập môn Vật lí, sẽ hiểu được ý nghĩa của việc học môn Vật lí. |
Câu 3: Đâu là cách tạo động lực phù hợp cho nhân vật trong tình huống sau:
Tình huống: Tuần tới, trường của Hà tổ chức diễn đàn về chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường”. Hà được phân công trình bày tham luận trước diễn đàn. Tình Hà vốn nhút nhát, ngại đứng trước đám đông nên Hà rất lo lắng.
A. Hà biết nhược điểm của bản thân là nhút nhát, tự ti trước đám đông nên lo sợ bản thân sẽ làm hỏng tham luận nhưng không dám nói với thầy cô.
B. Hà từ chối với thầy cô với lí do không thể tham gia được vì gia đình bận việc riêng trong ngày hôm đó.
C. Hà nghĩ rằng, được đại diện cho lớp trình bày tham luận trước diễn đàn là một vinh dự. Hà nên tập luyện một số cách để khắc phục sự nhút nhát khi trình bày trước đám đông.
D. Hà nói với thầy cô về nhược điểm của bản thân để thầy cô thay thế bạn khác trình bày tham luận.
Câu 4: Đâu không phải là một trong những trở ngại có thể xảy ra khi tạo động lực cho bản thân tham gia các hoạt động?
A. Tập trung vào những giá trị mà hoạt động mang lại cho bản thân.
B. Hoạt động lặp đi lặp lại, ít hứng thú.
C. Dễ bị phân tán bởi các yếu tố xung quanh.
D. Giảm dần hứng thú sau một thời gian thực hiện hoạt động.
Câu 5: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“……….là yếu tố quan trọng giúp chúng ta thực hiện hiệu quả các hoạt động. Làm được điều đó, khi tham gia hoạt động, chúng ta sẽ tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực hơn”.
A. Mục tiêu. | B. Động lực. | C. Động cơ. | D. Mục đích. |
Gợi ý đáp án:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
D | D | C | A | B |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ:
Thực hiện và chia sẻ với người thân cách tạo động lực cho bản khi thực hiện các hoạt động ở gia đình, lớp học, nhà trường như: làm việc nhà, thực hiện nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ khác của lớp, của trường.