Slide bài giảng HĐTN 7 cánh diều chủ đề 7 tuần 25 + 26: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm
Slide điện tử chủ đề 7 tuần 25 + 26: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn HĐTN 7 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 7. CUỘC SỐNG QUANH TA
Ứng phó với các tình huống nguy hiểm
1. Nhận diện tình huống nguy hiểm
Câu 1: Chia sẻ về tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua.
Trả lời rút gọn:
- Thời gian diễn ra tình huống nguy hiểm: sau giờ học.
- Địa điểm diễn ra tình huống nguy hiểm: trên đường về nhà.
- Dấu hiệu: có người lạ mặt đi theo.
- Tình huống diễn ra: trên đường đi học về, bạn N bị một người lạ mặt đi theo. Bạn đi nhanh, người đó cũng đi nhanh. Bạn đi chậm, người đó cũng đi chậm.
2. Cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm
Câu 1: Thảo luận tình huống trên theo gợi ý sau:
- Phân tích tình huống bạn Hà gặp phải.
- Giải thích tại sao đó là tình huống nguy hiểm.
- Cách bạn Hà đã xử lí tình huống.
Trả lời rút gọn:
Tình huống bạn Hà gặp phải: bạn bị một người đàn ông lạ mặt bám theo.
Đó là tình huống nguy hiểm vì bạn và người đàn ông kia không hề quen biết. Ông ta đi theo bạn có thể có mục đích xấu: bắt cóc tống tiền, cướp giật,…
Câu 2: Trao đổi những việc nên làm khi gặp tình huống nguy hiểm.
Trả lời rút gọn:
- Bình tĩnh suy nghĩ, hít sâu thở đều, không hoảng hốt.
- Liệt kê các phương án ứng phó.
- Tìm cách ứng phó phù hợp: đi đến nơi đông người, nhờ sự trợ giúp từ những người xung quanh, gọi điện thoại cho người thân,…
3. Xử lí tình huống khi gặp nguy hiểm
Câu 1: Quan sát các bức tranh và chỉ ra mối nguy hiểm mà các bạn trong mỗi tranh có thể gặp phải.
Câu 2: Thảo luận cách xử lí và đóng vai thể hiện cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm đó.
Trả lời rút gọn:
Tranh 1: các bạn có thể bị đuối nước.
Cách xử lí: tiếp tục bơi nếu có áo phao để mặc vào hoặc lên bờ không bơi nữa.
Tranh 2: bạn gái có thể bị sét đánh.
Cách xử lí: nhanh chóng chạy về nhà nếu gần hoặc vào nhà gần nhất xin trú nhờ.
Tranh 3: các bạn có thể bị xe khác đâm phải, gây ra tai nạn giao thông.
Cách xử lí: đi đúng làn đường dành cho xe đạp với tốc độ vừa phải, không đi dàn hàng ngang hay vừa đi vừa nói chuyện.
Tranh 4: bạn gái có thể bị đốt.
Cách xử lí: dùng vở để đập con bọ, gạt nó ra khỏi tay mình hoặc nhanh chóng gọi người lớn đến giúp.
Câu 3: Chia sẻ điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.
Trả lời rút gọn:
- Khi gặp tình huống nguy hiểm phải thật bình tĩnh, nhanh chóng suy nghĩ cách giải quyết vấn đề.
- Tuân thủ các quy tắc, luật lệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
4. Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm
Câu 1: Thiết kế Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm.
Gợi ý:
- Bìa sổ tay
- Nội dung: ghi lại các tình huống nguy hiểm và cách ứng phó với các tình huống ấy (có thể sử dụng tranh vẽ, kí hiệu, sơ đồ,...).
Trả lời rút gọn:
Câu 2: Giới thiệu, chia sẻ cuốn Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm với các bạn và người thân.
Trả lời rút gọn:
=> Cách ứng phó:
+ Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” và “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra tới giúp.
+ Bỏ chạy, khóc và kêu cứu
+ Vì có như vậy thì mọi người xung quanh mới biết và đến giúp mình…,còn nếu chỉ dừng lại gào khóc thì họ có thể hiểu lầm là chuyện riêng của trẻ con do em không vừa ý gì đó thì khóc.