Slide bài giảng HĐTN 7 cánh diều chủ đề 6 tuần 20 + 21: Ứng xử với các thành viên trong gia đình
Slide điện tử chủ đề 6 tuần 20 + 21: Ứng xử với các thành viên trong gia đình. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn HĐTN 7 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 6. TỰ LÀM CHỦ GIA ĐÌNH
Ứng xử với các thành viên trong gia đình
1. Cách chăm sóc người thân bị mệt, ốm
Câu 1: Trao đổi những biểu hiện của người thân khi mệt, ốm.
Trả lời rút gọn:
Mệt mỏi, ít nói, có các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh,…
Câu 2: Thảo luận về cách chăm sóc của em đối với người thân bị mệt, ốm.
Trả lời rút gọn:
- Hỏi han về tình trạng sức khoẻ của người thân.
- Lấy nước cho người thân uống và đỡ họ nằm lên giường nghỉ ngơi.
- …
2. Rèn luyện kĩ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm
Câu 1: Thảo luận, đóng vai xử lí tình huống
Trả lời rút gọn:
Tình huống 1:
- Lấy nước cho mẹ uống sau đó đỡ mẹ nằm lên giường nghỉ ngơi.
- Cặp nhiệt độ cho mẹ.
- Khép cửa sổ phòng cho đỡ gió và bỏ bớt quần áo của mẹ ra.
Tình huống 2:
- Yêu cầu em ngồi nghỉ ngơi một lát cho ráo mồ hôi.
- Lấy khăn cho em lau mồ hôi và rót nước cho em uống.
- Sau khi người khô, mặt hết đỏ mới để em đi tắm và phải tắm nước ấm.
Câu 2: Chia sẻ những điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.
Trả lời rút gọn:
- Cần phải biết quan tâm, lưu ý đến tình trạng sức khoẻ của người thân.
- Có những biện pháp, cách xử lí phù hợp để chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.
Câu 3: Thực hiện việc chăm sóc người thân bị mệt, ốm.
Trả lời rút gọn:
HS tự thực hiện.
3. Lắng nghe tích cực trong gia đình
Câu 1: Dự đoán về cách ứng xử của Ngọc với bố trong tình huống sau:
Trả lời rút gọn:
Dự đoán cách ứng xử của Ngọc: dừng xem chương trình ti vi yêu thích và vào phòng dọn dẹp.
Câu 2: Theo dõi cách ứng xử của Ngọc dưới đây và nêu những biểu hiện của lắng nghe tích cực.
Trả lời rút gọn:
Những biểu hiện của lắng nghe tích cực:
- Nhìn bố khi nói chuyện.
- Lắng nghe góp ý của bố và sẵn sàng thực hiện: vào phòng dọn dẹp.
- Cảm ơn bố sau khi thấy được hiệu quả của những lời bố góp ý.
Câu 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi được người thân trong gia đình lắng nghe.
Trả lời rút gọn:
Cảm xúc của em khi được người thân trong gia đình lắng nghe: thoải mái, vui vẻ, nhẹ nhõm.
Câu 4: Thảo luận: "Làm thế nào để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận sự góp ý của các thành viên trong gia đình."
Trả lời rút gọn:
- Nhìn vào mặt người thân trong gia đình.
- Thể hiện sự tập trung, chăm chú lắng nghe.
- Có phản hồi thích hợp: gật đầu, trả lời câu hỏi,…
4. Thể hiện sự lắng nghe tích cực trong gia đình
Câu 1: Đóng vai thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp, chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.
Trả lời rút gọn:
- Tình huống 1: hỏi lí do bạn Hùng giận em và gợi ý cho em cách giải quyết vấn đề.
- Tình huống 2: nghe lời bà không chơi điện tử nữa và làm một số việc có ích khác như đọc sách, dọn dẹp phòng, …
Câu 2: Chia sẻ những điều em học được qua các nhân vật em vừa đóng vai.
Trả lời rút gọn:
Những điều em học được qua các nhân vật: chúng ta nên học cách lắng nghe tích cực các ý kiến đóng góp, chia sẻ từ thành viên trong gia đình để không ngừng hoàn thiện và phát triển bản thân.
Câu 3: Thực hiện lắng nghe tích cực trong các tình huống hằng ngày ở gia đình em.
Trả lời rút gọn:
HS tự thực hiện.