Slide bài giảng HĐTN 11 chân trời (bản 1) Chủ đề 9: Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và tài nguyên ở địa phương

Slide điện tử Chủ đề 9: Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và tài nguyên ở địa phương. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 11 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 9. HOẠT ĐỘNG 1 – 7

KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức cho HS xem video về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thnagws cảnh đang bị ô nhiễm:

https://www.youtube.com/watch?v=g4668QxL_B8&t=205s 

- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương để đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên tại địa phương.

A. NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Nhận diện ý nghĩa của môi trường và cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của con người 
  • Đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương
  • Thực hiện bảo tồn và quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
  • Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên, tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường tại địa phương 
  • Kiến nghị bảo vệ môi trường 
  • Tuyên truyền các biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương
  • Khảo sát kết quả hoạt động
  • Luyện tập
  • Vận dụng

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nhận diện ý nghĩa của môi trường và cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của con người

a. Thảo luận và xác định ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với cảm xúc của con người

Trình bày: Hoàn thành bảng sau bằng cách ghi ít nhất 3 từ thể hiện cảm xúc ứng với mỗi cảnh quan.

XÁC ĐỊNH Ý NGHĨA CỦA CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN ĐỐI VỚI CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI

TT

Cảnh quan

Cảm xúc tích cực

(vui vẻ, thích thú, thoải mái,...)

Cảm xúc tiêu cực

(buồn chán, khó chịu, bức xúc,...)

1

Hồ nước rất trong và đẹp.

...

...

2

Hồ có nhiều váng dầu, nhiều chất thải rắn nổi trên bề mặt

...

...

3

Cảnh bãi biển sạch sẽ, nước trong xanh

...

...

4

Cảnh công viên cây cối bị bẻ gãy, cành lá xơ xác

...

...

...

...

...

...

 

Nội dung ghi nhớ:

Cảnh quan thiên nhiên là một phần tất yếu trong cuộc sống của con người, giúp mang lại những khoảng thời gian thư giãn có ý nghĩa.

b. Chia sẻ cảm xúc của em trước cảnh quan thiên nhiên tại địa phương

Trình bày: Chọn ít nhất một cảnh quan thiên ở địa phương và chia sẻ cảm xúc của các em trước cảnh quan đó.

Nội dung ghi nhớ:

Cảnh quan thiên nhiên có thể đem lại cho con người nhiều cảm xúc tích cực hoặc giúp họ giảm bớt buồn phiền, căng thẳng; tạo hứng thú cho công việc; kích thích sự sáng tạo, khám phá,...

2. Đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương

a. Tìm hiểu thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương

Trình bày: Tìm hiểu thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương 

Nội dung ghi nhớ:

- Tên danh lam thắng cảnh

- Xác định những việc làm, biện pháp của người dân góp phần bảo vệ danh lam thắng cảnh

- Lựa chọn một số hình thức khảo sát đánh giá phù hợp

- Xác định đối tượng cần khảo sát

- Tiến hành khảo sát 

b. Viết báo cáo đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương

Trình bày: Viết báo cáo đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng động dân cư tại địa phương.

Nội dung ghi nhớ:

Kết quả khảo sát cho thấy những thực trạng đáng lo ngại về môi trường và tình hình bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư.

3. Thực hiện bảo tồn và quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

a. Thảo luận và xác định các biện pháp bảo tổn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương mà học sinh có thể chủ động và tích cực thực hiện

Trình bày: Tìm ra các biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương và yêu cầu mỗi HS trong nhóm đưa ra ít nhất 3 biện pháp.

Nội dung ghi nhớ:

- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân và khách du lịch trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

- Vệ sinh cảnh quan và môi trường xung quanh cảnh quan thiên nhiên.

b. Tổ chức thực hiện biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

Trình bày: Lập kế hoạch thực hiện dựa trên các biện pháp chọn được 

Nội dung ghi nhớ:

- Lựa chọn các biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Lập kế hoạch thực hiện (thời gian, địa điểm, cách thực hiện,...).

- Tổ chức thực hiện theo kế hoạch.

- Chia sẻ kết quả thực hiện.

c. Tổ chức thực hiện quảng bá cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

Trình bày: Thực hiện quảng bá cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

Nội dung ghi nhớ:

- Lựa chọn cảnh quan.

- Xây dựng kịch bản nội dung, hình thức, địa điểm và đối tượng quảng bá.

- Tổ chức thực hiện quảng bá.

- Chia sẻ kết quả thực hiện.

d. Thảo luận và thực hiện biện pháp kêu gọi mọi người cùng bảo vệ và quảng bá cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

Trình bày: Đề xuất các biện pháp kêu gọi mọi người cùng bảo vệ và quảng bá cảnh quan thiên nhiên tại địa phương

Nội dung ghi nhớ:

+ Phát động phong trào cùng bảo vệ cảnh quan, môi trường cho người dân địa phương.

+ Tổ chức các trò chơi về bảo vệ cảnh quan, môi trường ở địa phương.

+ Tổ chức diễn tiểu phẩm bảo vệ cảnh quan, môi trường ở địa phương.

+ Giới thiệu các ấn phẩm, truyện,... về bảo vệ cảnh quan, môi trường.

+ Làm phóng sự về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

+ Tập làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cảnh quan ở địa phương.

+ ...

4. Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên, tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường tại địa phương

a. Lập kế hoạch khảo sát 

Trình bày: Dựa vào kế hoạch gợi ý ở SGK tr.79, HS hoàn thành các nội dung của bản kế hoạch

Nội dung ghi nhớ:

HS lập kế hoạch khảo sát để tiến hành thực hiện đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên, tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường tự nhiên.

b. Khảo sát thực trạng

Trình bày: Tiến hành khảo sát theo kế hoạch và ghi chép lại các kết quả ban đầu.

Nội dung ghi nhớ:

HS sử dụng phiếu điều tra để khảo sát thực trạng môi trường trên từng đối tượng người dân địa phương để lấy kết quả.

c. Báo cáo kết quả khảo sát

Trình bày: Lập báo cáo kết quả khảo sát theo gợi ý SGK tr.80.

Nội dung ghi nhớ:

+ Khảo sát thực trạng môi trường:

  • Sử dụng phiếu điều tra. Kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra trên đối tượng người dân địa phương được thể hiện như sau:

Vấn đề khảo sát

Kết quả

(%)

Thực trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân địa phương.

 

A. Nước máy

57,14

B. Nước giếng

17,14

C. Nước sông, suối

20,00

D. Nước ao, hồ

05,72

 

Vấn đề khảo sát

Kết quả

(%)

Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất, kinh doanh đến môi trường ở địa phương.

 

A. Gây tiếng ồn.

14,28

B. Thải khói bụi ra môi trường.

57,14

C. Thải chất rắn ra môi trường.

71,42

D. Thải nước bẩn ra môi trường.

42,85

E. Gây mùi hôi, thối.

11,42

 

  • Quan sát, mô tả lại thực trạng, biểu hiện ô nhiễm:

Môi trường tự nhiên tại địa phương

Mô tả thực trạng

Môi trường đất

- Loại đất chủ yếu: Đất nông nghiệp (đất trồng lúa/ đất trồng cây ăn quả đất trồng rau/...); đất lâm nghiệp (đất rừng tự nhiên/ rừng trồng); đất nhà ở nông thôn; đất nhà ở đô thị; đất khu công nghiệp;...

- Hiện trạng môi trường đất. Rất sạch, không có rác thải, không ô nhiễm các chất độc hại,...; có chất thải rắn (rác thải hữu cơ, vô cơ); có chất thải nguy hại (rác thải bệnh viện; rác thải bảo vệ thực vật; rác thải công nghiệp,...).

Môi trường nước

- Nguồn nước: nước sông, suối, ao hồ tự nhiên; nước ao hồ thuỷ sản (nuôi tôm, cá,...); nước ruộng lúa; nước giếng; nước máy, nước thải sinh hoạt; nước thải công nghiệp:...

- Hiện trạng môi trường nước: Rất sạch, trong, không có chất lơ lửng, các chất ô nhiễm từ sinh hoạt, nhà máy,.... nước bị ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ sản,...;...

Môi trường không khí

- Nguồn khí thải: khói từ bếp sinh hoạt của người dân; khói bụi từ lò gạch ngói; khói bụi từ nhà máy, xí nghiệp;...

- Hiện trạng môi trường không khí: trong lành, không khói bụi; bị ô nhiễm, nhiều khói, bụi, mùi hôi thối,...

 

+ Khảo sát tác động của cơ sở sản xuất, kinh doanh đến môi trường tại địa phương

  • Danh sách cơ sở kinh doanh tại địa phương.

TT

Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh

Địa chỉ

Mô tả hoạt động

1

Sản xuất gạch nung

Thôn...

Xã/...

Huyện/...

Tỉnh/

- Nguyên liệu: đất sét, than đá.

- Quy trình sản xuất: đào, nhồi đất sét; tạo khuôn gạch, phơi khô; sắp gạch vào lò và nung bằng than đá.

- Sản phẩm: gạch ống, gạch thẻ. 

- Tiêu thụ: xe tải, ghe thuyên chở gạch đến các cửa hàng vật liệu xây dựng hoặc cá nhân mua gạch.

2

Cở sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Thôn...

Xã....

Huyện...

Tỉnh...

- Sản phẩm kinh doanh: các loại thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng....

- Hoạt động: nhập hàng, lưu trữ, bán ra thị trường.

3

   

...

   

 

  • Tác động của cơ sở sản xuất, kinh doanh đến môi trường tại địa phương.

TT

Tên cơ sở sản

xuất, kinh doanh

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

1

Sản xuất gạch nung

Không có

- Chất thải:

+ Khí CO2 thải ra khi nung gạch và phương tiện giao thông chở chở gạch.

+ Than cám (xỉ than).

+ Dầu nhớt loang trên sống, rạch (vận chuyển bằng thuyển, ghe).

- Tác động đến môi trường:

+ Ảnh hưởng đến môi trường đất.

+ Gây ô nhiễm môi trường không khí, gây ra hiệu ứng nhà kính.

- Ghi chú: Theo số liệu báo cáo của Bộ Xây dựng, để sản xuất ra 1 tỉ viên gạch đất sét nung tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn 1,5 triệu mở đất sét, tương đương 75 ha đất khai thác ở độ sâu 2 m, khoảng 150 000 tấn than cám loại 6 và thải ra môi trường 0,57 triệu tấn CO,.

2

Cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Không có

- Gây ô nhiễm không khí ở khu vực lưu trữ các loại thuốc bảo vệ thực vật.

- Người dân xả bao bì, lọ đựng thuốc trừ sâu bệnh sau khi sử dụng ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nước.

d. Chia sẻ kết quả khảo sát

Trình bày: Các nhóm báo cáo kết quả khảo sát, tối đa 3 phút trước tập thể lớp.

Nội dung ghi nhớ:

Việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, chính quyền địa phương, mà cần cả sự chung tay, tích cực, chủ động của mọi người dân địa phương – trong đó có HS chúng ta.

5. Kiến nghị bảo vệ môi trường

a. Kiến nghị bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát

Trình bày: Thảo luận theo nhóm và đề xuất các kiến nghị bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát.

Nội dung ghi nhớ:

HS thực hiện ghi chép lại những kiến nghị bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát đã thu thập được.

b. Chia sẻ các kiến nghị với các bạn trong lớp

Trình bày: Thiết kế các sản phẩm như infographic, poster, tranh vẽ,... từ thông tin nội dung kiến nghị.

Nội dung ghi nhớ:

Việc lập kế hoạch rèn luyện sẽ giúp các em dễ dàng thực hiện và đạt hiệu quả hơn trong việc rèn luyện sở trường phù hợp với định hướng nghề nghiệp tương lai.

Nội dung kiến nghị

Sản phẩm

Trồng cây: Trồng thêm nhiều cây xanh ở hộ gia đình, ven đường thôn, xóm,...

- Sản xuất gạch: Thay thế các công nghệ sản xuất gạch nung bằng gạch không nung.

- Thu gom pin: Đặt các thùng gom pin cũ nơi công cộng.

- Thu gom chai, lọ thuốc trừ sâu, bệnh: Yêu cầu người dân gom chai, lọ đựng thuốc trừ sâu sau khi sử dụng để xử lí riêng.

CHỦ ĐỀ 9. HOẠT ĐỘNG 1 – 7

 

6. Tuyên truyền các biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương

a. Xây dựng kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp của bản thân

Trình bày: Thảo luận theo nhóm xác định các biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương.

Nội dung ghi nhớ:

- Tiết kiệm nguồn nước sạch

- Phân loại rác tại nguồn và bỏ rác đúng nơi quy định

- Khuyến khích việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hydro để giảm thiểu tác động của các nguồn năng lượng không tái tạo đến môi trường.

- Thúc đẩy việc tái chế và phân loại chất thải

b. Thực hiện tuyên truyền các biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương

Trình bày: Thực hiện tuyên truyền các biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương

Nội dung ghi nhớ:

Tuyên truyền về các biện pháp bảo vệ tài nguyên của địa phương giúp cho người dân trong cộng đồng nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên, cũng như ý thức trách nhiệm của bản thân mỗi người.

c. Chia sẻ kết quả thực hiện tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương

Trình bày: Báo cáo tổng kết theo mẫu.

Nội dung ghi nhớ:

Quá trình xây dựng, thực hiện kế hoạch giúp HS rèn luyện các kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng truyền thông, và kĩ năng giao tiếp với cộng đồng – hành trang cần thiết để mỗi người tự tin bước vào cuộc sống nghề nghiệp sau này.

TRƯỜNG THPT

LỚP

NHÓM ...

BÁO CÁO KẾT QUẢ TUYÊN TRUYỀN

Biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương

- Thời gian, địa điểm tuyên truyển: thôn ... xã ... huyện ... tỉnh ...

- Quy mô tuyên truyền: 20 hộ gia đình của thôn.

- Mức độ hiệu quả: Kết quả phỏng vấn sau khi tuyên truyền cho thấy, đa số người dân đã hiểu rõ các biện pháp bảo vệ tài nguyên và sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại địa phương.

- Bài học kinh nghiệm: Cần kết hợp nhiều phương thức tuyên truyển khác nhau và

phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn Thanh niên ở địa phương.

- Cảm xúc sau buổi tuyên truyền: Các bạn trong nhóm đều cảm thấy vui vẻ, phấn khởi vì đã thực hiện thành công hoạt động tuyên truyền, góp phần bảo vệ tài nguyên tại địa phương.

7. Khảo sát kết quả hoạt động

a. Đánh giá đồng đẳng

Trình bày: Thích điều gì nhất ở bạn và mong gì ở bạn để bạn tiến bộ hơn?

Nội dung ghi nhớ:

- HS thực hiện nhiệm vụ và đánh giá.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

b. Khảo sát tự đánh giá và đánh giá tổng hợp

Trình bày: Kết quả khảo sát tự đánh giá

Nội dung ghi nhớ:

- HS tự đánh giá kết quả mình thực hiện được.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

1. Môi trường và cảnh quan thiên nhiên có ảnh hưởng gì đến trạng thái cảm xúc của con người?

a) Không có ảnh hưởng gì.

b) Chỉ ảnh hưởng đến những người sống ở nông thôn.

c) Có thể giúp con người cảm thấy thư giãn, thoải mái và giảm stress.

d) Chỉ ảnh hưởng đến những người làm nghệ thuật.

2. Để đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương, ta nên dựa vào yếu tố nào?

a. Số lượng khách du lịch đến thăm.

b. Tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh.

c. Ý kiến của người dân địa phương.

d. Tất cả các yếu tố trên.

3. Việc bảo tồn và quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên ở địa phương mang lại lợi ích gì?

a. Tăng thu nhập cho người dân.

b. Góp phần bảo vệ môi trường.

c. Thu hút khách du lịch.

d. Tất cả các đáp án trên.

4. Hoạt động sản xuất kinh doanh có thể gây ra những tác động tiêu cực nào đến môi trường?

a. Ô nhiễm không khí, nước, đất.

b. Phá hủy rừng, làm giảm đa dạng sinh học.

c. Gây ra biến đổi khí hậu.

d. Tất cả các đáp án trên.

5. Để bảo vệ môi trường, chúng ta có thể làm gì?

a. Vứt rác bừa bãi.

b. Sử dụng túi nilon.

c. Tiết kiệm nước, điện.

d. Chỉ trồng cây trong nhà.

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

C

D

D

D

C

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hãy tìm hiểu và chia sẻ ngắn về kết quả của em trong việc đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương