Slide bài giảng HĐTN 11 chân trời (bản 1) Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi (phần 1)
Slide điện tử Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi (phần 1). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 11 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 2. HOẠT ĐỘNG 1, 2, 3
KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS theo dõi và nghe bài hát “Giấc mơ thần tiên” – Miu Lê và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
https://www.youtube.com/watch?v=RHAvrJed1I8&t=85s
+ Bài hát trên nói về chủ đề gì?
+ Em có cảm nhận khi nghe bài hát?
A. NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Tuyệt vời! Dưới đây là 5 câu hỏi trắc nghiệm về các chủ đề mà bạn đã đề cập, cùng với đáp án chi tiết:
5 Câu hỏi trắc nghiệm:
Đặc điểm nào sau đây thường thấy ở người tự tin?
a) Luôn so sánh bản thân với người khác.
b) Sợ hãi khi phải đối mặt với thử thách.
c) Tin tưởng vào khả năng của bản thân.
d) Thường xuyên tự ti về ngoại hình.
Hành động nào sau đây giúp bạn thể hiện sự tự tin trong giao tiếp?
a) Tránh nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện.
b. Nói chuyện nhỏ nhẹ, rụt rè.
c. Nói thẳng suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và lịch sự.
d. Luôn đồng ý với ý kiến của người khác để tránh xung đột.
Để khám phá điểm mạnh của bản thân, bạn nên:
a) Chỉ tập trung vào những điều bạn không làm được.
b. Lắng nghe ý kiến đánh giá của người khác về mình.
c. Thử sức với nhiều hoạt động khác nhau và ghi nhận những gì mình làm tốt.
d. So sánh bản thân với những người thành công hơn.
Khi nhận ra một điểm yếu của bản thân, điều bạn nên làm là:
a. Trốn tránh và không muốn đối mặt với nó.
b. Tự trách mình và cảm thấy thất vọng.
c. Xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
d. So sánh với người khác và cảm thấy mình kém cỏi.
Sự tự tin giúp ích cho bạn như thế nào?
a. Giúp bạn dễ dàng đạt được thành công hơn.
b. Giúp bạn tránh khỏi những khó khăn trong cuộc sống.
c. Giúp bạn trở nên ích kỷ và tự cao.
- d. Không có lợi ích gì cả.Luyện tập
- Vận dụng
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khám phá những đặc điểm tạo nên sự tự tin
a. Chỉ ra những nét riêng tạo nên sự tự tin của mỗi cá nhân
Trình bày:
+ Chúng ta hãy nhìn gương mặt của các bạn lớp mình, có ai giống ai không?
+ Kể cả hai anh em hay chị em sinh đôi, chúng ta xem họ có thực sự giống nhau một trăm phần trăm không?
Nội dung ghi nhớ:
* Khuôn mặt và các bộ phận trên khuôn mặt:
- Những đặc điểm trên khuôn mặt như mắt, mũi, miệng là yếu tố cơ bản tạo ra sự khác biệt và đặc trưng.
- Người ta ứng dụng đặc điểm riêng biệt của khuôn mặt để thay chức năng chìa khóa, thay chức năng mã khóa;... trong thời đại công nghệ.
- Mỗi chúng ta là riêng biệt, không lặp lại, là duy nhất. Hãy tự hào và yêu quý nét đặc trưng của mình.
* Dáng hình:
Dáng hình được mô tả bằng tính từ:
- Cao to
- Gầy
- Thấp bé
- Cân đối
- Mập
- ...
* Giọng nói:
- Giọng nói của mỗi người:
+ Ấm áp
+ Nhỏ nhẹ
+ Lanh lảnh
+ Vang
+ To
+ Khàn khàn
+ ...
- Giọng nói giữa cá nhân là khác nhau. Luyện giọng sẽ làm cho giọng nói trở nên tốt hơn.
* Tính cách:
Trong 4 nhóm khí chất, khí chất linh hoạt có ưu thế hơn hẳn. Những khí chất còn lại có điểm mạnh và có cả điểm yếu. HS cần rèn luyện để hạn chế những nhược điểm của khí chất mang lại.
* Năng lực:
Năng lực của mỗi người là khác nhau. Và trong mỗi người cũng có những năng lực khác nhau nhưng chỉ khác nhau ở mức độ nổi trội của mỗi năng lực.
b. Giải thích nguyên nhân của sự tự tin ở mỗi người
Trình bày: Em hãy nêu lí do vì sao các em tự tin hoặc chưa tự tin?
Nội dung ghi nhớ:
Nguyên nhân của sự tự tin ở mỗi người:
- Những giá trị cá nhân mang lại cho bản thân, người khác bằng chính năng lực của mình.
- Những phẩm chất của cá nhân phù hợp với các chuẩn mực xã hội, được mọi người noi theo.
- Vẻ đẹp ngoại hình.
- ...
c. Chia sẻ những nét riêng tạo nên sự tự tin của em
Hãy chia sẻ: Em hãy cho biết những nét riêng nào tạo nên sự tự tin ở mỗi cá nhân và những việc nên làm để giữ gìn những nét riêng tích cực.
Nội dung ghi nhớ:
Mỗi người có nét riêng về ngoại hình cũng như năng lực, tính cách; chính nét riêng này tạo nên sự khác biệt của em,...
2. Thể hiện sự tự tin của bản thân
a. Thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân theo các cách khác nhau
Trình bày: Em tự hào nhất về đặc điểm riêng nào của mình trong bảng liệt kê sau:
1. Mắt | 2. Mũi | 3. Miệng |
4. Nụ cười | 5. Nước da | 6. Vóc dáng |
7. Mái tóc | 8. Cách ăn mặc | 9. Vui vẻ, hòa đồng |
10. Thiếu cởi mở | 11. Sẵn sàng giúp đỡ bạn | 12. Ích kỉ cá nhân |
13. Thảo tính | 14. Bênh vực lẽ phải | 12. Ích kỉ cá nhân |
16. Năng khiếu, tài lẻ | 17. Học giỏi một môn nào đó | 18. Uy tín với các bạn |
19. Quản lí lớp học tốt | 20. Thái độ học tập tốt | 21. Lơ đãng trong học tập |
22. Ít khi hoàn thành nhiệm vụ được giao | 23. Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao | 24. Thành tích học tập và rèn luyện tốt |
Nội dung ghi nhớ:
Một số đặc điểm riêng khác của bản thân khiến em tự tin:
- Luôn nhìn trực diện vào mắt người đang nói chuyện với mình.
- Can đảm, sẵn sàng thử sức những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân.
- Thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện.
- Tránh tiếp nhận thông tin (hoặc thận trọng với những ai) làm mất đi sự tự tin của mình.
- ...
b. Thảo luận về những việc làm giúp M trở nên tự tin
Trình bày: Những việc giúp M trở nên tự tin.
Nội dung ghi nhớ:
Những việc làm giúp M trở nên tự tin:
+ M tham gia nhiều hoạt động khác nhau => M nhận ra mình biết cách làm cho các bạn vui vẻ và có khả năng giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn.
+ M tập trung học tập hơn => tiến bộ
-> M đã có những bước tiến lớn trong việc tìm kiếm giá trị bản thân và đã đạt được thành công, điều này đã giúp M trở nên tự tin hơn.
c. Trao đổi về cách em rèn luyện để trở nên tự tin
Thực hiện: Tất cả HS đứng lên , gặp gỡ, chào hỏi các bạn trong lớp: hãy bắt tay, chào bạn và nhìn thẳng vào bạn với ánh mắt tự tin. GV gia hạn thời gian cho hoạt động này là 2 phút.
Nội dung ghi nhớ:
Một số cách em rèn luyện để trở nên tự tin:
- Thử sức với những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân.
- Thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện.
- Hành động một cách dứt khoát, không để bản thân chìm đắm trong nỗi sợ hãi.
- Can đảm, sẵn sàng thử sức những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân.
- Thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện.
- Tránh tiếp nhận thông tin hoặc thận trọng với những ai làm mất sự tự tin của mình.
- ...
d. Chia sẻ cảm xúc của em khi thấy mình tự tin
Trình bày: Em hãy viết báo cáo kết quả rèn luyện sự tự tin trong cuộc sống hằng ngày.
Gợi ý:
+ Liệt kê những trường hợp em thể hiện sự tự tin;
+ Thuận lợi và khó khăn khi em rèn luyện sự tự tin trong cuộc sống hằng ngày;
+ Bài học rút ra trong quá trình em rèn luyện sự tự tin;
+ Kết quả đạt được khi em thể hiện sự tự tin;
+ Cảm xúc của em sau khi thể hiện sự tự tin;
Nội dung ghi nhớ:
- Thường xuyên rèn luyện sự tự tin sẽ giúp bản thân được thoải mái và có suy nghĩ tích cực.
- Được mọi người tôn trọng và yêu quý.
3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
a. Thảo luận cách nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Trình bày: Em hãy nêu những cách để mình có thể nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
Nội dung ghi nhớ:
Những cách để mình có thể nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:
- Tham gia các hoạt động khác nhau để phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Lắng nghe ý kiến nhận xét của mọi người xung quanh về mình.
- ...
b. Phân tích tình huống
Xử lí tình huống:
+ Nhóm 1, 2: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các nhân vật trong Tình huống 1.
+ Nhóm 3, 4: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các nhân vật trong Tình huống 2.
Nội dung ghi nhớ:
- Có những ưu điểm nếu không thể hiện đúng lúc, đúng chỗ cũng trở thành nhược điểm.
- HS cần phải sớm thực hiện để phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Tình huống 1:
+ T có thái độ khá quyết liệt và thẳng thắn, những cách tiếp cận của T có thể gây ra sự bất mãn và khó chịu cho một số người trong nhóm.
+ Việc chỉ ra nhược điểm của người khác không phải lúc nào cũng là cách hiệu quả để giúp họ tiến bộ. Điều này có thể làm cho mối quan hệ giữa T và những người được chỉ ra nhược điểm trở nên căng thẳng và khó khăn hơn trong việc làm việc với nhau trong tương lai.
+ Nếu T muốn giúp đỡ các bạn khác tiến bộ, có thể đề xuất một phương pháp khác để thúc đẩy sự phát triển của họ một cách tích cực hơn.
Tình huống 2:
+ Mặc dù X có thái độ dịu dàng và không muốn làm mất lòng ai, nhưng việc không đưa ra ý kiến trong các tranh luận có thể khiến X bị coi là không đủ quyết đoán và có thể không được tin tưởng trong nhóm.
+ Nếu X luôn tránh tranh luận và không đưa ra ý kiến của mình, có thể làm cho các bạn khác không biết X nghĩ gì và sẽ không thể đưa ra quyết định hoặc làm việc hiệu quả.
+ X nên học cách giao tiếp và thể hiện ý kiến của mình một cách tế nhị và khéo léo, đồng thời lắng nghe và đồng cảm với các bạn khác để tạo ra mối quan hệ tốt hơn trong nhóm.
c. Chia sẻ điểm mạnh, điểm yếu và cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của em
Trình bày: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Nội dung ghi nhớ:
* Điểm mạnh:
Điểm mạnh về năng lực thực hiện nhiệm vụ trong các điều kiện khác nhau:
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao với điều kiện khác nhau (hoàn thành hoặc hoàn thành xuất sắc ).
- Sáng tạo, linh hoạt trong giải quyết vấn đề.
- ...
Điểm mạnh về năng lực ứng xử
- Hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội, được đa số thừa nhận là tích cực và phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, không gian, thời gian.
- Hành vi ứng xử để lại cảm xúc tích cực cho mọi người cùng tham gia tình huống.
- Hành vi ứng xử mang lại kết quả tích cực cho sự việc liên quan.
- Hành vi ứng xử mang lại hiệu quả trong nhiều trường hợp tương tự.
- ...
* Điểm yếu:
- Khả năng tổ chức công việc và quản lý thời gian chưa tốt.
- Đôi khi em có xu hướng lơ là, lười biếng và không chú ý đến thời gian hoặc những việc cần làm.
- ...
Cách phát huy điểm mạnh:
+ Tiếp tục thực hiện những hành vi tích cực
+ Tự thưởng cho bản thân mỗi khi làm tốt.
Cách khắc phục điểm yếu:
+ Chia nhỏ nhiệm vụ để mình có thể hoàn thành và trở nên có trách nhiệm.
+ Rèn luyện thành thói quen không phản ứng tức thì khi đang tức giận.
+ ...
-> Kết luận: Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, chúng ta cần rèn luyện để hoàn thiện dần bản thân mình và luôn tôn trọng sự khác biệt; tránh kì thị, phân biệt.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
1. Đặc điểm nào sau đây thường thấy ở người tự tin?
a) Luôn so sánh bản thân với người khác.
b) Sợ hãi khi phải đối mặt với thử thách.
c) Tin tưởng vào khả năng của bản thân.
d) Thường xuyên tự ti về ngoại hình.
2. Hành động nào sau đây giúp bạn thể hiện sự tự tin trong giao tiếp?
a) Tránh nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện.
b. Nói chuyện nhỏ nhẹ, rụt rè.
c. Nói thẳng suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và lịch sự.
d. Luôn đồng ý với ý kiến của người khác để tránh xung đột.
3. Để khám phá điểm mạnh của bản thân, bạn nên:
a) Chỉ tập trung vào những điều bạn không làm được.
b. Lắng nghe ý kiến đánh giá của người khác về mình.
c. Thử sức với nhiều hoạt động khác nhau và ghi nhận những gì mình làm tốt.
d. So sánh bản thân với những người thành công hơn.
4. Khi nhận ra một điểm yếu của bản thân, điều bạn nên làm là:
a. Trốn tránh và không muốn đối mặt với nó.
b. Tự trách mình và cảm thấy thất vọng.
c. Xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
d. So sánh với người khác và cảm thấy mình kém cỏi.
5. Sự tự tin giúp ích cho bạn như thế nào?
a. Giúp bạn dễ dàng đạt được thành công hơn.
b. Giúp bạn tránh khỏi những khó khăn trong cuộc sống.
c. Giúp bạn trở nên ích kỷ và tự cao.
d. Không có lợi ích gì cả.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | C | C | C | A |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy tìm hiểu và chia sẻ ngắn về kết quả của em trong việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.