Slide bài giảng HĐTN 11 chân trời (bản 1) Chủ đề 7: Thông tin về các nhóm nghề cơ bản (phần 2)

Slide điện tử Chủ đề 7: Thông tin về các nhóm nghề cơ bản (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 11 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 7. HOẠT ĐỘNG 3, 4, 5, 6

KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.56 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.55:

CHỦ ĐỀ 7. HOẠT ĐỘNG 3, 4, 5, 6

- GV đặt câu hỏi: 

+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 7?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

A. NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Giải thích ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động 
  • Sưu tầm tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động 
  • Đánh giá sự phù hợp của bản thân đối với các nhóm nghề 
  • Khảo sát kết quả hoạt động
  • Luyện tập
  • Vận dụng

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Giải thích ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động 

a. Thảo luận những việc cần làm để đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động

Trình bày: Trao đổi theo nhóm những việc cần làm để đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động ở một nghề cụ thể và đưa ra lí do (thực trạng, kết quả nghiên cứu,... để giải thích, thuyết phục).

Nội dung ghi nhớ:

- Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động.

- Được tập huấn về an toàn lao động.

- Được nghe phổ biến về những rủi ro có thể gặp trong quá trình lao động.

- Được nghe phổ biến về những rủi ro có thể gặp trong quá trình lao động.

- Được thăm khám định kì, có chế độ chăm sóc đặc biệt với những nghề độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động.

b. Thảo luận và lí giải những yêu cầu để đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động

Trình bày: Lí giải một yêu cầu để đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động.

Nội dung ghi nhớ:

- Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được lái xe liên tục quá 4 giờ.

- Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kì cho người lao động, kể cả người học nghề, thực tập nghề.

- Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn,..

c. Trao đổi ý nghĩa của việc cần đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động 

Tình bày: Nêu ý nghĩa của những việc cần đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động.

Nội dung ghi nhớ:

- Nâng cao năng suất lao động.

- Đảm bảo hiệu quả công việc.

- Đảm bảo sức khỏe.

- ... 

2. Sưu tầm tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động

a. Xác định các nguồn thu thập thông tin cho việc tìm hiểu xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động

Trình bày: 

+ Em sẽ dựa vào các nguồn nào để thu thập thông tin về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động?

+ Dựa vào những cơ sở nào để đánh giá nguồn thông tin có độ tin cậy?

Nội dung ghi nhớ:

- Trung tâm hướng nghiệp trong nhà trường.

- Trung tâm giới thiệu việc làm.

- Các buổi thảo luận, trao đổi về xu hướng phát triển nghề.

- Các bài báo, bài viết có nội dung liên quan đến xu hướng phát triển nghề.

- Các trang web trực tuyến liên quan đến xu hướng liên quan đến xu hướng phát triển nghề.

b. Thu thập và chia sẻ những thông tin về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động

Trình bày: 

+ Dựa vào các nguồn thu thập thông tin, HS thu thập thông tin về xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội và thị trường lao động; phân tích và hệ thống các thông tin theo gợi ý SGK tr.61.

+ Chia sẻ những thông tin về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động.

Nội dung ghi nhớ:

- Các nghề mới xuất hiện.

- Các nghề vẫn ổn định trong những năm gần đây.

- Các nghề đang giảm số lượng lao động.

- Các nghề thu hút nhiều nhân lực lao động và giới trẻ hiện nay.

- Các lĩnh vực lao động có nhu cầu tăng lên trong xã hội.

3. Đánh giá sự phù hợp của bản thân đối với các nhóm nghề 

a. Phân tích mức độ phù hợp về phẩm chất và năng lực đối với yêu cầu của nhóm nghề

Trình bày: 

+ Phân tích làm rõ những phẩm chất và năng lực của nhân vật A.

+ Xác định được các phẩm chất và năng lực đối với yêu cầu của từng nhóm nghề trong SGK tr.61, 62.

+ So sánh, đối chiếu những phẩm chất và năng lực của nhân vật A với những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của từng nhóm nghề để xác định nhân vật A phù hợp với nhóm nghề nào.

Nội dung ghi nhớ:

Mỗi một ngành nghề/nhóm nghề có những đặc trưng và phẩm chất khác nhau. Các em HS liên hệ với bản thân để đánh giá. 

Ví dụ: Ở tình huống trên, HS A có phẩm chất chịu khó, nhẫn nại, tập trung; có năng lực tổ chức (lập kế hoạch, huy động được mọi người cùng tham gia,...); có sở thích là yêu thiên nhiên, thơ ca, trải nghiệm. A có thể phù hợp với nhóm nghề chuyên môn bảo vệ môi trường, tương đối phù hợp với nhóm nghề văn hóa.

- …

b. Thực hành đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân với yêu cầu của nhóm nghề trên

Trình bày: 

(1) GV tổ chức cho mỗi HS nhận định và mô tả các đặc điểm về phẩm chất và năng lực của bản thân.

(2) Tìm hiểu và xác định những đặc điểm, yêu cầu của các nhóm nghề.

Nội dung ghi nhớ:

HS tìm hiểu thông tin về các nhóm nghề từ đó đánh giá mức độ phù hợp của bản thân.

c. Thực hành đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và mức độ đáp ứng của bản thân đối với nhóm nghề mà em quan tâm

Trình bày:

+ Tài liệu và hướng dẫn cho người học cách thực hiện các bài trắc nghiệm Holland, 360 độ, MBTI,... .

+ Khuyến khích HS trải nghiệm các công việc gần hoặc liên quan đến nghề; đánh giá mức độ thích và hứng thú với nghề hoặc nhóm nghề.

+ Khuyến khúc HS tìm hiểu về xu hướng nghề định lựa chọn ở hiện tại, tương lai,...

Nội dung ghi nhớ:

Gợi ý:

Nhóm nghề em quan tâm: Kế toán 

Phẩm chất và năng lực cần cho nghề này: 

  • Trung thực.
  • Chăm chỉ.
  • Trách nhiệm.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
  • Có kiến thức chuyên môn về kế toán, thuế, tài chính. 
  • Có khả năng phân tích, đánh giá và báo cáo kết quả tài chính. 

Đánh giá bản thân: Em là một người yêu thích những con số, chăm chỉ, cẩn thận và có trách nhiệm trong mọi công việc. Em cảm thấy mình phù hợp với nhóm nghề này.

d. Xây dựng một tập thông tin nghề mà em quan tâm

Trình bày: Những hoạt động khuyến khích, truyền cảm hứng, tạo động lực, trình bày lí do,... tại sao cần xây dựng trang thông tin nghề nghiệp của bản thân như: 

Một trong những cách thức phát triển năng lực tự hướng nghiệp là cần phải hiểu chính mình có phẩm chất, kĩ năng, mong muốn nào liên quan đến nghề nghiệp định lực chọn.

+ Các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và gia đình.

+ Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của nghề nghiệp định lựa chọn.

Nội dung ghi nhớ:

- Thông tin cá nhân (tên, tuổi).

- Sở thích.

- Nhóm nghề, nghề mong muốn làm.

- Đặc trưng và yêu cầu của nghề, nhóm nghề.

- Các biểu hiện, hoạt động thể hiện khả năng thực hiện ngành nghề.

- Các phẩm chất và năng lực cần rèn luyện.

- Tập thông tin nghề được cập nhật theo từng học kì hoặc năm học.

e. Định hướng rèn luyện bản thân phù hợp với nghề lựa chọn

Trình bày: Xác định những cách thức rèn luyện bản thân để đáp ứng tốt hơn với những yêu cầu về phẩm chất và năng lực nghề mình lựa chọn.

Nội dung ghi nhớ:

- Tham gia trải nghiệm một số nghề nghiệp phù hợp.

- Xác định những phẩm chất và năng lực cần rèn luyện: tính kỉ luật, tinh thần trách nhiệm,...

- Lựa chọn cách rèn luyện phù hợp với điều kiện của bản thân.

- Xác định thời gian thực hiện có tính khả thi.

- Ghi nhận kết quả đạt được.

4. Khảo sát kết quả hoạt động

a. Đánh giá đồng đẳng

Trình bày: Thích điều gì nhất ở bạn khi tham gia hoạt động trong chủ đề và mong gì ở bạn để bạn tiến bộ hơn?

Nội dung ghi nhớ:

- HS thực hiện nhiệm vụ và đánh giá.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

b. Khảo sát tự đánh giá và đánh giá tổng hợp

Trình bày: Kết quả khảo sát tự đánh giá

Nội dung ghi nhớ:

- HS tự đánh giá kết quả mình thực hiện được.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

1. Việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có ý nghĩa gì đối với người lao động?

a) Chỉ giúp người lao động tránh bị tai nạn.

b) Giúp người lao động có một môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả hơn.

c) Chỉ cần thiết cho các công việc nặng nhọc.

d) Không quan trọng bằng việc hoàn thành công việc.

2. Khi tìm hiểu về xu hướng phát triển nghề nghiệp, thông tin nào sau đây là hữu ích nhất?

a) Lương thưởng của các ngành nghề khác nhau.

b) Các kỹ năng cần thiết cho các ngành nghề trong tương lai.

c) Số lượng người làm việc trong từng ngành nghề.

d) Chỉ cần biết ngành nghề nào đang hot.

3.Để đánh giá sự phù hợp của bản thân với một nhóm nghề, bạn nên xem xét yếu tố nào?

a. Chỉ cần xem xét mức lương của nghề đó.

b. So sánh bản thân với người khác.

c. Đánh giá sở thích, năng lực và giá trị của bản thân so với yêu cầu của nghề.

d. Hỏi ý kiến bạn bè.

4. Tại sao cần phải cập nhật thông tin về thị trường lao động?

a. Để biết được ngành nghề nào đang hot.

b. Để có thể thay đổi công việc thường xuyên.

c. Để đưa ra những quyết định nghề nghiệp đúng đắn và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.

d. Không cần thiết phải cập nhật.

5.Việc không đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có thể dẫn đến hậu quả gì?

a. Chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

b. Gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

c. Không ảnh hưởng đến ai cả.

d. Chỉ gây ảnh hưởng đến người sử dụng lao động.

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

C

C

B

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hãy tìm hiểu và chia sẻ ngắn về kết quả của em trong việc sưu tầm tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động