Slide bài giảng Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều Ôn tập chủ đề 6 và chủ đề 7
Slide điện tử Ôn tập chủ đề 6 và chủ đề 7. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ 12 Điện Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6 VÀ CHỦ ĐỀ 7
Câu hỏi 1: Một điện trở có thông số 2 000 /2 W. Em hãy giải thích ý nghĩa của các thông số đó.
Trả lời rút gọn:
2 000
: mức độ cản trở dòng điện của điện trở
2 W: là công suất tiêu hao trên điện trở khi có dòng điện chạy qua mà nó có thể làm việc được trong thời gian dài, không bị cháy hoặc đứt
Câu hỏi 2: Một cuộn cảm có thông số 600 µH. Em hãy giải thích ý nghĩa của thông số đó.
Trả lời rút gọn:
600 µH: cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua nó
Câu hỏi 3: Một tụ điện có thông số 150 µF/500 V. Em hãy giải thích ý nghĩa của các thông số đó.
Trả lời rút gọn:
150 µF: khả năng tích luỹ năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp thuận đặt lên hai cực của nó
500 V: là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện
Câu hỏi 4: Diode có thông số 100 V/16 A. Em hãy giải thích ý nghĩa của các thông số đó.
Trả lời rút gọn:
100 V: là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của diode mà vẫn đảm bảo an toàn.
16 A: là trị số dòng điện lớn nhất cho phép chạy qua diode mà vẫn đảm bảo an toàn.
Câu hỏi 5: Tín hiệu tương tự có đặc điểm là gì?
Trả lời rút gọn:
Có biên độ biến đổi liên tục theo thời gian.
Tần số thấp, biên độ thường suy giảm khi truyền đi xa.
Câu hỏi 6: Để tăng cường biên độ tín hiệu mà không làm ảnh hưởng hình dạng tín hiệu ta có thể sử dụng mạch xử lí tín hiệu nào?
Trả lời rút gọn:
Ta có thể sử dụng mạch khuếch đại tín hiệu.
Câu hỏi 7: Trong các thiết bị truyền thông, vì sao cần phải có mạch điều chế và mạch giải điều chế?
Trả lời rút gọn:
Vì mạch điều chế thực hiện nhiệm vụ biến đổi thông tin cần truyền tải thành tín hiệu mang có thể truyền qua môi trường truyền dẫn. Mạch giải điều chế thực hiện nhiệm vụ ngược lại với mạch điều chế, tách tín hiệu thông tin ban đầu ra khỏi tín hiệu mang đã thu được.
Câu hỏi 8: Vẽ và giải thích chức năng của các thành phần trong kí hiệu của khuếch đại thuật toán.
Trả lời rút gọn:
Uvk gọi là điện áp đầu vào không đảo (+)
Uvđ gọi là điện áp đầu vào đảo (–) và điện áp đầu ra là Ura.
Nguồn cấp cho khuếch đại thuật toán làm việc qua hai đầu +E và -E.
Câu hỏi 9: Công thức điện áp ra: là công thức mạch có sử dụng khuếch đại thuật toán nào? Viết lại công thức nếu R1 = R2 = R3 = Rht
Trả lời rút gọn:
Nếu R1 = R2 = R3 = Rht →
Câu hỏi 10: Cho mạch trừ sử dụng khuếch đại thuật toán như Hình 19.7, nếu R₁ = R₂ = R3 = R4 và điện áp ở đầu vào không đảo là 5 V, điện áp ở đầu vào đảo là 2 V, cho biết điện áp ở đầu ra là bao nhiêu?
Trả lời rút gọn:
Ta có U1 = 2 V; U2 = 5V →
Câu hỏi 11: Cho mạch so sánh sử dụng khuếch đại thuật toán như Hình 19.9 có nguồn cấp là ±12 V, nếu điện áp đầu ra là -12 V, cho biết tương quan giữa điện áp đầu vào và điện áp ngưỡng khi đó như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Ta có: Ura = -12V = -E ® Uvào < Un