Slide bài giảng Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 3: Mạch điện xoay chiều ba pha
Slide điện tử bài 3: Mạch điện xoay chiều ba pha. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ 12 Điện Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3. MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA
KHỞI ĐỘNG:
Câu hỏi: Động cơ trên Hình 3.1 sử dụng nguồn điện nào để hoạt động? Dòng điện trong động cơ có đặc điểm gì?
Trả lời rút gọn:
Động cơ điện trên Hình 3.1 sử dụng nguồn điện xoay chiều, dòng điện trong động cơ được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.
I. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN LÍ TẠO RA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA
Câu hỏi 1: Dòng điện xoay chiều ba pha là gì?
Trả lời rút gọn:
Dòng điện xoay chiều ba pha là dòng điện được tạo ra trong mạch điện ba pha.
Câu hỏi 2: Dòng điện xoay chiều ba pha được tạo ra bằng cách nào?
Trả lời rút gọn:
Dòng điện xoay chiều ba pha được tạo ra bởi máy phát điện xoay chiều ba pha.
II. CÁCH NỐI NGUỒN VÀ TẢI ĐIỆN BA PHA
1. Nối nguồn điện ba pha
Câu hỏi 1: Nêu các cách nối nguồn và tải điện ba pha
Trả lời rút gọn:
Nối hình sao, nối hình tam giác.
Câu hỏi 2: Quan sát Hình 3.6, 3.7 và trình bày cách nối điện ba pha
Trả lời rút gọn:
Hình 3.6 nguồn nối hình sao: điểm cuối cuộn dây của các pha X, Y, Z được nối với nhau tại O; điểm đầu A, B, C của các cuộn dây được nối với đường dây truyền tải điện.
Hình 3.7 nguồn nối hình tam giác: điểm cuối của cuộn dây pha này được nối với điểm đầu của cuộn dây pha kia.
Câu hỏi 3: Quan sát hình 3.8 và trình bày cách nối tải ba pha
Trả lời rút gọn:
Hình 3.8a: tải nối hình sao không có dây trung tính.
Hình 3.8b: tải nối hình sao có dây trung tính.
Hình 3.8c: tải nối hình tam giác.
3. Nối nguồn ba pha với tải điện ba pha
Câu hỏi 1: Quan sát hình 3.9 và cho biết các cách nối nguồn ba pha với tải điện ba pha
Trả lời rút gọn:
Nguồn nối hình sao, tải nối hình sao
Nguồn nối hình sao, tải nối hình tam giác
Nguồn nối hình tam giác, tải nối hình tam giác
Nguồn nối hình tam giác, tải nối hình sao
Câu hỏi 2: Mạch ba pha ba dây và ba pha bốn dây khác nhau như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Mạch ba pha bốn dây có thêm dây trung tính còn mạch ba pha ba dây thì không.
III. QUAN HỆ GIÁ TRỊ HIỆU DỤNG CỦA CÁC ĐẠI LƯỢNG DÂY VÀ PHA TRONG MẠCH ĐIỆN BA PHA ĐỐI XỨNG
1. Tải điện nối hình sao có dây trung tính
Câu hỏi 1: Trong mạch điện ba pha, thế nào là dòng điện dây, dòng điện pha, điện áp dây, điện áp pha?
Trả lời rút gọn:
Dòng điện dây: là dòng điện hiệu dụng trên các dây pha.
Dòng điện pha: là dòng điện hiệu dụng chạy qua các tải điện mỗi pha.
Điện áp dây: là điện áp hiệu dụng giữa hai dây pha.
Điện áp pha: là điện áp hiệu dụng trên các tải điện mỗi pha.
Câu hỏi 2: Giá trị hiệu dụng của các đại lượng Up, Ud, Ip và Id (Hình 3.10) có quan hệ thế nào trong mạch ba pha tải điện nối hình sao đối xứng?
Trả lời rút gọn:
Mối quan hệ: Id = Ip; Ud = √3Up
2. Tải điện nối hình tam giác
Câu hỏi 1: Nguồn điện ba pha trong khu dân cư có nối hình tam giác không vì sao?
Trả lời rút gọn:
Không vì mạch điện ba pha với các tải sinh hoạt thường là không đối xứng nên sử dụng cách nối hình sao có dây trung tính để điện áp trên các pha của mạng điện ba pha bốn dây được duy trì gần như không đổi.
Câu 2: Cho mạch ba pha có nguồn và tải đối xứng (Hình 3.12) biết điện áp dây
Ud = 380V. Em hãy cho biết:
Các tải điện nối hình gì?
Điện áp pha đặt lên các tải điện bằng bao nhiêu?
Trả lời rút gọn:
1. Tải 1 nối hình sao, tải 3 nối hình tam giác.
2.
Tải 1: Up = Ud/√3 = V = 219,4V
Tải 3: Up = Ud = 380V
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Một động cơ ba pha có thông số Y/Δ - 380/220 V. Hãy giải thích thông số này?
Trả lời rút gọn:
Nếu lưới điện có Ud = 380V thì động cơ đấu hình sao.
Nếu lưới điện có Ud = 220V thì động cơ đấu hình tam giác.