Slide bài giảng Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 18: Mạch xử lí tín hiệu tương tự

Slide điện tử bài 18: Mạch xử lí tín hiệu tương tự. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ 12 Điện Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 18. MẠCH XỬ LÍ TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ

KHỞI ĐỘNG:

Câu hỏi: Quan sát Hình 18.1 và cho biết: Tín hiệu tạo ra của các thiết bị khi hoạt động là tín hiệu gì?

BÀI 18. MẠCH XỬ LÍ TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ

Trả lời rút gọn:

a) Tín hiệu âm thanh                          b) Tín hiệu ánh sáng

c) Tín hiệu hình ảnh

I. KHÁI NIỆM VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN

Câu hỏi 1: Tín hiệu như thế nào được gọi là tín hiệu tương tự?

Trả lời rút gọn:

Tín hiệu tương tự là tín hiệu có biên độ biến đổi liên tục theo thời gian.

Câu hỏi 2: Tín hiệu tương tự thường được biểu diễn như thế nào?

Trả lời rút gọn:

Tín hiệu tương tự thường được biểu diễn thông qua điện áp hoặc dòng điện.

II. MỘT SỐ MẠCH XỬ LÍ TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ

1. Mạch khuếch đại tín hiệu

Câu hỏi 1: Vai trò của mạch khuếch đại là gì?

Trả lời rút gọn:

Làm tăng cường biên độ tín hiệu mà không làm thay đổi dạng tín hiệu.

Câu hỏi 2: Mạch khuếch đại âm thanh ở Hình 18.4 hoạt động như thế nào?

Trả lời rút gọn:

Tín hiệu vào bên trái có dạng hình sin với biên độ nhỏ hơn và tín hiệu ra bên phải đã được khuếch đại có biên độ lớn hơn và giữ nguyên dạng hình sin.

2. Mạch điều chế tín hiệu

Câu hỏi 1: Vai trò của mạch điều chế là gì?

Trả lời rút gọn:

Truyền dẫn tín hiệu đi xa.

Câu hỏi 2: Mạch điều chế tín hiệu âm thanh ở Hình 18.5 hoạt động như thế nào?

Trả lời rút gọn:

  • Mạch có hai đầu vào là sóng mang cao tần đưa tới cực B và sóng âm thanh đưa tới cực E của transistor. 

  • Các diện trở R1, R2, R3, R, giúp ổn định chế độ làm việc của transistor. 

  • Transistor khuếch đại sóng mang và hệ số khuếch đại thay đổi theo biên độ tín hiệu âm thanh. 

  • Tín hiệu đầu ra trên cực C có tần số của sóng mang và biên độ thay đổi theo sóng âm thanh nên có năng lượng lớn, có thể truyền đi xa từ nơi phát đến nơi thu tín hiệu.

3. Mạch giải điều chế tín hiệu

Câu hỏi 1: Nêu vai trò của mạch giải điều chế âm thanh.

Trả lời rút gọn:

Tách tín hiệu âm thanh gốc ra khỏi sóng mang cao tần đã được điều chế tại trạm phát.

Câu hỏi 2: Vì sao sóng ra của mạch giải điều chế âm thanh bằng diode có dạng như Hình 18.7?

Trả lời rút gọn:

Vì sóng điều chế Uv đi vào mạch điều chế, khi qua diode D, chỉ thành phần dương của sóng đi qua được. Sau đó, mạch lọc R - C giúp loại bỏ tín hiệu tân số lớn nên tín hiệu đầu ra Ur có dạng tín hiệu âm thanh cần thu (Hình 18.7).

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: So sánh chức năng của các mạch khuếch đại, điều chế và giải điều chế.

Trả lời rút gọn:

 

Mạch khuếch đại

Mạch điều chế

Mạch giải điều chế

Chức năng chính

Tăng cường độ tín hiệu điện

Gán tín hiệu thông tin  lên sóng mang cao tần để truyền đi xa.

Tách tín hiệu thông tin ra khỏi sóng mang cao tần đã được điều chế.

Hoạt động

Nhận tín hiệu đầu vào có biên độ nhỏ ® xử lý và tạo ra tín hiệu đầu ra có biên độ lớn hơn.

Kết hợp tín hiệu thông tin với sóng mang cao tần, thay đổi một số đặc điểm của sóng mang theo tín hiệu thông tin.

Xử lý tín hiệu thu được để loại bỏ sóng mang và lấy lại tín hiệu thông tin gốc.

Ứng dụng

Các thiết bị điện tử như tivi, máy thu âm, loa,... để tăng cường độ tín hiệu âm thanh hoặc hình ảnh.

 

Phát thanh, truyền hình, viễn thông di động để biến đổi tín hiệu thông tin thành dạng phù hợp cho việc truyền tải qua môi trường truyền dẫn.

Hệ thống thu âm thanh, hình ảnh để phục hồi tín hiệu thông tin từ sóng vô tuyến thu được.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu ứng dụng của các mạch xử lí tín hiệu trong máy thu thanh

Trả lời rút gọn:

Mạch giải điều chế âm thanh là một bộ phận thiết yếu trong hệ thống thu phát sóng âm thanh, có chức năng chính là tách tín hiệu âm thanh gốc ra khỏi sóng mang cao tần đã được điều chế tại trạm phát. Nhờ vậy, người nghe có thể cảm nhận được âm thanh một cách rõ ràng và trung thực.